Tuyển tập mẫu đơn xin nghỉ thai sản chuẩn cho người lao động năm 2021
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản là một trong những đơn quan trọng đối với mỗi công nhân viên chức là nữ. Việc hiểu rõ về các mẫu đơn xin nghỉ thai sản cũng như các quy định liên quan đến chế độ thai sản sẽ là một lợi thế giúp bạn có một kỳ nghỉ thai sản trọn vẹn và không gặp nhiều khó khăn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu bài viết về mẫu đơn xin nghỉ thai sản của ThuthuatOffice nhé. Bắt đầu thôi.
Nội Dung Bài Viết
- 1 Điều kiện để hưởng chế độ thai sản
- 2 Thời gian hưởng chế độ thai sản
- 3 Mức trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu?
- 4 Thời điểm nộp đơn xin nghỉ thai sản
- 5 Thủ tục xin nghỉ thai sản sớm
- 6 Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho công nhân
- 7 Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho giáo viên
- 8 Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho chồng
- 9 Đơn xin nghỉ không hưởng lương sau sinh
Điều kiện để hưởng chế độ thai sản
Nội dung đầu tiên trong bài viết về mẫu đơn xin nghỉ thai sản của ThuthuatOffice đó chính là nội dung về điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Không ai khác ngoài chính những bà mẹ bầu sắp tới hoặc những ông chồng cần phải lưu tâm đến điều này để có thể có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
Điều kiện để hưởng chế độ thai sản là:
- Nữ lao động đang có thai và có đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Khi lao động nữ sinh con.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ.
- Người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi.
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai hay người lao động có thực hiện biện pháp triệt sản.
- Lao động nam đang đóng Bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Ngoài ra người lao động quy định tại các điểm 2,3 và 4 như trên phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con.
Trong trường hợp nữ lao động hưởng chế độ khi sẩy, nạo, phá hay hút thai hoặc thai chết thì như thế nào? Thì điều kiện chỉ là nữ lao động đang đóng bảo hiểm bắt buộc.
Đó là đối với trường hợp nữ. Còn đối với trường hợp lao động nam nghỉ thai sản thì sao? Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
“Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.”
Thời gian hưởng chế độ thai sản
Còn về thời gian hưởng chế độ thai sản thì sao? Đây có lẽ cũng là điều mà các ông bố và các bà mẹ đang mai thai quan tâm liệu không biết mình sẽ được hưởng chế độ thai sản trong thời gian bao lâu.
Nếu là lao động nữ thì thời gian nghỉ thai sản sẽ là 06 tháng.
- Trong trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con thì người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Và thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Một lưu ý thêm đó là trong trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con. Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết. Tuy nhiên tổng thời gian nghỉ trước và sau sinh không quá thời gian tối đa được hưởng nêu ở trên.
Trường hợp cũng vì nghỉ thai sản do nạo, phá, hút thai hoặc thai chết thì thời gian nghỉ tối đa (tính cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng năm) thì thời gian nghỉ là:
- 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi.
- 20 ngày nếu thai từ 05 đến dưới 13 tuần tuổi.
- 40 ngày nếu thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi.
- 50 ngày nếu thai từ 50 tuần tuổi trở lên.
Vậy còn với lao động là nam, tức người chồng có vợ mang thai thì sao? Dưới đây là thời gian hưởng chế độ sinh con của lao động nam:
- 05 ngày làm việc.
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải thực hiện phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc. Nếu sinh thêm thì từ con thứ 3 trở đi thì mỗi con sẽ được nghỉ thêm 03 ngày.
- Trong trường hợp nếu có vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Mức trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu?
Tiếp đến là về mức trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản. Cũng là một thông tin khiến không chỉ các chị em đang trong thời kỳ thai sản quan tâm mà chính những ông chồng cũng quan tâm không kém.
Chế độ khi lao động nữ đi khám thai:
- Trường hợp nữ đã đóng BHXH đầy đủ 06 tháng trước khi nghỉ khám thai:
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24.
- Trường hợp khi nghỉ khám thai chưa đóng BHXH đủ 06 tháng.
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH/24
Chế độ khi nạo, phá, hút thai hoặc thai chết:
- Trường hợp lao động nữ đã đóng BHXH đủ 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ/30.
- Trường hợp thời điểm nghỉ hưởng chế độ mà lao động nữ chưa đóng BHXH đủ 06 tháng
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH/30.
Chế độ khi lao động nữ sinh con:
- Mức hưởng 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
Mức hưởng chế độ thai sản của nam lao động khi có vợ sinh con:
- Mức hưởng = Mức lương bình quân đóng BHXH /24 ngày x số ngày nghỉ.
- Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Thời điểm nộp đơn xin nghỉ thai sản
Thời điểm nộp đơn xin nghỉ thai sản
Theo quy định thì thời gian nghỉ trước thai sản không quá 2 tháng. Từ đây có thể suy ra việc nộp mẫu đơn xin nghỉ thai sản có thể hoàn toàn phụ thuộc vào người lao động. Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động hay dựa vào quy định của doanh nghiệp hay đơn vị sử dụng lao động có liên quan để xác định thời điểm nộp đơn xin nghỉ thai sản.
Thời điểm nộp hồ sơ hưởng chế độ nghỉ thai sản
Để có thể hưởng chế độ nghỉ thai sản mà ở đây là tiền trợ cấp thai sản thì lao động phải nhớ những điều sau đây:
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi lao động trở lại làm việc sau thời gian thai sản, người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.
- Trong thời hạn 10 ngày tiếp theo kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của người lao động. Doanh nghiệp phải thực hiện nộp hồ sơ đó lên cơ quan Bảo hiểm xã hội. Nếu quá hạn sẽ không được giải quyết.
Thủ tục xin nghỉ thai sản sớm
Căn cứ vào Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian nghỉ thai sản như sau:
“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Điều này đồng nghĩa với việc nữ lao động không được phép nghỉ quá 02 tháng trước và sau thời gian nghỉ thai sản. Và tổng số thời gian lao động được nghỉ là 06 tháng, dẫn đến thời gian nghỉ chính chỉ còn lại 04 tháng. Dựa vào tình hình sức khỏe và nhu cầu cá nhân thì lao động có thể sắp xếp nghỉ và phải báo cáo cho doanh nghiệp hay chính là người sử dụng lao động.
Nếu nghỉ thai sản sớm thì lao động không cần dấy chỉ định của cơ sở ý tế và không cần chứng minh về điều kiện sức khỏe của bản thân. Tiếp đến là những mẫu đơn xin nghỉ thai sản mà bạn cần biết.
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho công nhân
Loading…
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho giáo viên
Loading…
Loading…
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho chồng
Loading…
Đơn xin nghỉ không hưởng lương sau sinh
Loading…
Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice về mẫu đơn xin nghỉ thai sản. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác của ThuthuatOffice dưới đây:
Mong rằng những thông tin về mẫu đơn xin nghỉ thai sản có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ dành riêng cho dân văn phòng nhé.
File mẫu -