Viên chức là gì? Những hiểu biết về viên chức mà ai cũng cần phải nắm rõ

Viên chức là khái niệm được dùng nhiều trong đời sống xã hội chỉ những người làm công ăn lương tại cơ quan nhà nước. Nhưng không phải ai cũng hết về viên chức là gì cũng như cách phân loại, thi viên chức như thế nào. Biết được điều đó, ThuthuatOffice sẽ giới thiệu tất tần tật cho bạn về viên chức là gì một cách chính xác và rõ ràng trong bài viết dưới đây.

Nội Dung Bài Viết

Viên chức là gì?

Đầu tiên chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem viên chức là gì? Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).

Viên chức là gì 01
Trong đó:

Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức).

Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức).

Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, 02 loại hợp đồng này được quy định như sau:

Như vậy, chỉ những đối tượng đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được coi là viên chức.

Thi viên chức là gì?

Điều kiện tuyển dụng viên chức là gì?

Viên chức là gì 02

Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức được tuyển dụng theo 02 hình thức: Thi tuyển hoặc xét tuyển.

Tuy nhiên, dù tuyển dụng theo phương thức nào thì người dự tuyển cũng phải đáp ứng điều kiện đăng ký dự tuyển nêu tại Điều 22 Luật Viên chức:

Đáng chú ý: Theo Điều 4 Nghị định 115, trước mỗi kỳ tuyển dụng, việc quyết định hình thức và nội dung thi tuyển hay xét tuyển nằm trong nội dung kế hoạch tuyển dụng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.

Luật viên chức sửa đổi 2019 có điểm nào mới?

Viên chức là gì 03

1. Bỏ “biên chế” với người trúng tuyển mới từ 01/7/2020

Điểm nổi bật nhất của Luật sửa đổi lần này chính là chính thức bỏ “chế độ biên chế suốt đời” với các đối tượng được tuyển dụng mới từ ngày 01/7/2020.

Cụ thể, hiện nay, theo Luật Viên chức hiện đang còn hiệu lực, khi trúng tuyển viên chức, người trúng tuyển sẽ được ký kết hai loại hợp đồng làm việc:

Hợp đồng làm việc có thời hạn: Hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 36 tháng trừ trường hợp cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập…

Hợp đồng làm việc không có thời hạn: Hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, áp dụng với người đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và cán bộ, công chức chuyển thành viên chức…

Tuy nhiên, khi Luật sửa đổi, bổ sung 2019 chính thức có hiệu lực, các đối tượng được áp dụng 02 loại hợp đồng này có sự thay đổi đáng kể.

Với những người được tuyển dụng mới từ 01/7/2020, sau khi hợp đồng xác định thời hạn hết hạn, nếu đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn nhu cầu sử dụng viên chức sẽ phải ký tiếp hợp đồng xác định thời hạn mà không được chuyển sang hợp đồng không xác định thời hạn như hiện nay.

Như vậy, người được tuyển dụng mới từ ngày 01/7/2020 sẽ không còn được hưởng chế độ “biên chế suốt đời” nữa.

2. Trúng tuyển trước ngày 01/7/2020 vẫn được biên chế

Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật hiện hành, hợp đồng không xác định thời hạn chỉ áp dụng với 02 đối tượng là:

Viên chức đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức.

Nhưng khi Luật này được sửa đổi, bổ sung, từ 01/7/2020, sẽ chỉ còn 03 trường hợp được hưởng “biên chế suốt đời” là:

Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định;

Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

Người được tuyển dụng viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020, Luật sửa đổi có quy định:

Đồng thời, tại khoản 10 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Viên chức năm 2019 đã bổ sung thêm quy định về hướng giải quyết với những viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nhưng chưa ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

Theo đó, những đối tượng này sẽ được tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký kết. Sau khi hết thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký hợp đồng không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định.

Như vậy, những đối tượng được tuyển dụng trước 01/7/2020 nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện thì vẫn được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hay thường gọi là “biên chế suốt đời”.

3. Kéo dài thời hạn hợp đồng viên chức lên 60 tháng

Không chỉ tác động đến các đối tượng được áp dụng các loại hợp đồng mà Luật sửa đổi còn tăng thời hạn thực hiện hợp đồng xác định thời hạn từ tối đa 36 tháng lên đến 60 tháng.

Nếu trước đây, thời hạn thực hiện hợp đồng làm việc là từ 12 tháng đến 36 tháng thì nay, từ ngày 01/7/2020, hợp đồng này sẽ có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Việc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng làm việc tạo nhiều thuận lợi cho viên chức trong việc làm quen với công việc của vị trí được tuyển dụng.

4. Cách xử lý hợp đồng làm việc xác định thời hạn hết hạn

Một trong những điểm mới nổi bật về các loại hợp đồng làm việc của viên chức được nêu tại Luật sửa đổi là cách xử lý hợp đồng làm việc xác định thời hạn hết hạn.

Theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 28 Luật Viên chức, trước khi hết hạn hợp đồng 60 ngày, người đứng đầu đơn vị đơn vị sự nghiệp căn cứ vào nhu cầu, đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của viên chức mà quyết định ký tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với đối tượng này.

Tuy nhiên, quy định này chưa nêu cụ thể cách xử lý với từng trường hợp. Do đó, để khắc phục, Luật sửa đổi đã bổ sung quy định:

Nếu đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ điều kiện thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký tiếp hợp đồng làm việc;

Nếu không ký tiếp thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

5. Thêm trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

Điều 29 Luật hiện hành quy định có 05 trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức:

Có 02 năm liên tiếp bị đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

Bị buộc thôi việc;

Bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục (làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn); Bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục (làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn);

Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng buộc đơn vị sự nghiệp công lập phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm của viên chức không còn;

Đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Thì nay, Luật sửa đổi đã bổ sung thêm 01 trường hợp nữa là khi viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.

Khi được tuyển dụng, viên chức sẽ có thời gian tập sự để làm quen với vị trí việc làm được tuyển dụng trong thời gian từ 03 tháng 12 tháng. Và nếu sau thời gian này, viên chức không đạt yêu cầu thì đơn vị sự nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Điểm khác nhau giữa công chức với viên chức là gì?

Viên chức là gì 04

Tiếp đến chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời cho câu hỏi sự khác nhau giữa công chức và viên chức là gì? Phân biệt công chức và viên chức chủ yếu dựa trên các tiêu chí như sau:

Về cơ chế trở thành công chức, viên chức

Về thời gian tập sự

Về cấp bậc

Vị trí công tác

Nguồn chi trả lương

Các hình thức kỷ luật

Về tính chất công việc

Ví dụ
Công chức điển hình như: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện, …

Viên chức điển hình như: Giảng viên trường Đại học Hà Nội, bác sĩ bệnh viện E,…

Phân loại viên chức

Viên chức là gì 05

Nếu như trước đây, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Chính phủ phân loại viên chức theo 02 tiêu chí:

Có thể thấy, việc phân loại viên chức không còn căn cứ vào hạng chức danh nghề nghiệp nữa. Theo đó, về chức danh nghề nghiệp của viên chức, khoản 2 Điều 28 Nghị định 115 nêu rõ:

Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp loại từ cao xuống thấp như sau:

So với 04 hạng trước đây, hiện nay, viên chức được xếp theo 05 hạng chức danh nghề nghiệp gồm các tiêu chuẩn sau:

Giải đáp thắc mắc các câu hỏi thường gặp

Giáo viên là công chức hay viên chức?

Theo luật viên chức hiện hành thì giáo viên tại các trường công lập là viên chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức.

Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

Từ 1/7/2020, khi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung 2019 có hiệu lực thì Hiệu trưởng của các trường công lập sẽ không còn được coi là công chức như hiện nay.

Chuyên viên là công chức hay viên chức?

Theo Luật Cán bộ, công chức thì Chuyên viên là Ngạch công chức hành chính xếp cho người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở bậc đại học với nhiệm vụ giúp lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhà nước tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ.

Bộ đội là công chức hay viên chức?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2008, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được định nghĩa là:

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng.

Kết hợp với định nghĩa công chức đã đề cập ở trên, có thể thấy, trong Quân đội Việt Nam, các đối tượng là sĩ quan (những người được phong hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không phải công chức.

Viên chức là gì 06

Giảng viên đại học là công chức hay viên chức?

Giảng viên trường đại học không phải là công chức, mà là viên chức. Vì theo quy định của Luật như sau:

Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 thì: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Còn theo Điều 4 Luật cán bộ công chức 2008 thì: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice về viên chức là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác dưới đây:

Mong rằng những giải đáp về viên chức là gì ở trên sẽ có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ dành riêng cho dân văn phòng nhé.

Là gì -