NPV là gì? Ưu và nhược điểm của chỉ số này?
ThuthuatOffice sẽ gửi đến bạn tất tần tật mọi điều liên quan đến NPV, một chỉ số đóng vai trò vô cùng quan trọng với bất kỳ nhà đầu tư nào. Nếu bạn cũng đang thắc mắc không nắm rõ được NPV là gì thì còn chần chừ gì mà chưa đọc ngay bài đăng này? Đảm bảo bạn sẽ thấy cực kì hài lòng với những thông tin mình nhận được.
Nội Dung Bài Viết
Chỉ số NPV là gì?
NPV là từ viết tắt của cụm từ Net Present Value, trong tiếng Việt có nghĩa là giá trị hiện tại ròng, tức là giá trị toàn bộ dòng tiền của một dự án nào đó trong tương lai được chiết khấu về thời điểm hiện tại. Hiện nay, NPV được sử dụng khá phổ biến trong việc tính toán ngân sách vốn cũng như lập dự án đầu tư để có thể phân tích được lợi nhuận và xem xét về tính khả thi mà nó mang lại.
Ý nghĩa của giá trị hiện tại ròng (NPV)
NPV là một chỉ số có thể nhận cả giá trị dương, âm hoặc bằng 0. Với mỗi giá trị này, NPV đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Vậy ý nghĩa cụ thể trong từng giá trị của NPV là gì?
- Với NPV > 0 (dương): điều này thể hiện lợi nhuận từ dự án hoặc khoản đầu tư đang cao hơn so với chi phí ban đầu bỏ ra, tức là dự án khả thi, nhà đầu tư có thể lựa chọn.
- Với NPV < 0 (âm): điều này thể hiện tỷ suất lợi nhuận mà dự án mang lại nhỏ hơn so với tỷ lệ chiết khấu của nó.
- Với NPV = 0: điều này thể hiện rằng dự án hay khoản đầu tư của bạn không lãi nhưng cũng không lỗ, tức là hòa vốn. Thông thường, nếu nhà đầu tư mới bước chân vào thương trường thì sẽ lựa chọn những khoản đầu tư hòa vốn để dần dần tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Công thức tính NPV
NPV không quá khó khó để tính toán, tuy nhiên bạn cần cực kỳ thận trọng khi tính toán chỉ số này.
Công thức tính của NPV là:
Trong đó,
- Ct: dòng tiền ròng của dự án ở thời gian t
- C0: chi phí ban đầu để thực hiện dự án
- t: thời gian tính toán của dòng tiền
- r: tỷ lệ chiết khấu dòng tiền
- n: tổng thời gian thực hiện dự án
Lưu ý khi tính giá trị hiện tại ròng (NPV)
Công thức tính NPV như bạn thấy ở bên trên là công thức tính khi dòng tiền ròng không đều, tức là dòng tiền ròng thay đổi giữa các thời kỳ. Còn đối với việc tính NPV tại một thời điểm nhất định thì công thức tính sẽ đơn giản và dễ tính toán hơn. Vậy công thức tính này của NPV là gì?
Trong đó,
- i: là tỷ lệ chiết khấu dòng tiền
- t: thời gian tính toán của dòng tiền (thường là năm)
Tùy vào mục đích tính toán NPV của bạn mà công thức tính NPV sẽ có sự khác biệt. Vậy nên hãy xem xét thật kĩ về mục đích tính, hoàn cảnh tính toán để có được một kết quả đúng như ý muốn bạn nhé.
Ưu điểm của chỉ số NPV
NPV là một chỉ số khá ấn tượng với bất kì công ty hay doanh nghiệp nào bởi những lợi ích do nó đem lại. Vậy những ưu điểm của NPV là gì? Cùng ThuthuatOffice tìm hiểu ngay.
Dễ sử dụng
Khi đọc định nghĩa về NPV, bạn sẽ thấy rằng rõ ràng chỉ số này không hề quá khó hiểu như các chỉ số khác mà cực kì dễ hiểu và dễ hình dung. Nó chỉ đơn giản là giá trị hiện tại của khoản tiền sẽ thu được trong tương lai nên bất kỳ nhà đầu tư nào dù mới bước chân vào thương trường cũng có thể nắm rõ được. Từ đó, họ sẽ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về vấn đề đầu tư.
Dễ so sánh
Bởi NPV chỉ là một chỉ số với những giá trị nằm trong khoảng âm, dương hoặc bằng 0 nên việc so sánh nó giữa dự án này và dự án khác là việc vô cùng dễ dàng. Nhà đầu tư chỉ việc xem xét dự án / phương án nào có chỉ số NPV dương cao hơn để lựa chọn cạnh tranh giữa các dự án / phương án khác nhau.
Thêm vào đó, cũng sẽ có trường hợp là tất cả các dự án đang nằm trong vùng lựa chọn đều có chỉ số NPV âm. Lúc này, bạn không nên lựa chọn bất kỳ dự án nào để tránh việc đầu tư vô ích bởi không có khoản đầu tư nào mang lại giá trị trong tương lai.
Dễ dàng tùy chỉnh
Chưa dừng lại ở việc dễ sử dụng hay dễ so sánh, việc sử dụng NPV còn đem đến một ưu điểm nữa đó là cực kỳ dễ dàng tùy chỉnh tùy thuộc vào những mục đích sử dụng cụ thể. Đây quả là một chỉ số xứng tầm dành cho các nhà đầu tư.
Nhược điểm của chỉ số NPV
Ưu điểm của NPV nhiều là thế, nhưng liệu những nhược điểm của nó có nhiều hay không? Những nhược điểm của NPV là gì và nó có ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả nhận được? Tất cả những thắc mắc này sẽ được ThuthuatOffice giải đáp ngay bên dưới đây.
Khó ước tính chính xác
Như bạn đã thấy trong công thức tính, để tính được NPV chính xác thì các nhà đầu tư cần phải nắm được một cách chính xác tỷ lệ chiết khấu của từng dòng tiền cụ thể cũng như thời điểm tính toán của các dòng tiền đó. Nhưng để nắm được điều này chính xác thì không phải là điều dễ dàng, vậy nên NPV cũng khó để có thể được tính toán một cách chính xác tuyệt đối.
Không xem xét đến chi phí cơ hội
Việc tính toán NPV giúp các nhà đầu tư so sánh được các dự án trong cùng một thời điểm với nhau. Tuy nhiên, nó lại không xem xét đến chi phí cơ hội của khoản đầu tư đó. Chi phí cơ hội trong trường hợp này là việc không có vốn để đầu tư cho các dự án có lợi nhuận cao hơn trong tương lai.
Đặc biệt hơn, nếu như xem xét đến chi phí cơ hội thì những dự án / phương án đầu tư có chỉ số NPV dương cao nhất ở thời điểm hiện tại chưa chắc đã được lựa chọn.
Không tính toán đến quy mô của dự án đầu tư
Quy mô của một dự án cũng ảnh hưởng không nhỏ đến NPV và nó cũng là một nhược điểm mà NPV đang còn mắc phải. Vậy mối liên hệ giữa quy mô và NPV là gì?
NPV không thể hiện được bức tranh toàn cảnh của dự án cũng như những lợi ích xã hội, những mất mát của nó. Chính vì vậy, việc một dự án có quy mô lớn hay nhỏ lại không nằm trong giới hạn mà NPV có thể kiểm soát được. Điều này sẽ làm cho NPV mất “cơ hội ưu tiên” khi các nhà đầu tư tìm một chỉ số để so sánh giữa các dự án.
Mối quan hệ giữa NPV và IRR
NPV và IRR là hai chỉ số có một mối quan hệ cực kì chặt chẽ với nhau. Và nếu như xét trong một vài khía cạnh nào đó, trong cùng một điều kiện như nhau thì cả hai chỉ số này đều đem lại những kết quả tương tự.
Có thể bạn đã hiểu NPV là gì nhưng với IRR thì lại còn khá băn khoăn về khái niệm này. Chính vì vậy bạn có thể tham khảo những điều chi tiết hơn về IRR trong bài đăng IRR là gì của ThuthuatOffice.
Việc sử dụng chỉ số IRR sẽ không quá hiệu quả với những dự án quá dài, hoặc quá ngắn hoặc những dự án có dòng tiền bất ổn, tỷ lệ chiết khấu đan xen âm dương. Lúc này, NPV sẽ được xem là phương pháp thay thế tối ưu để phục vụ việc đánh giá dự án.
Một số ví dụ về bài tập tính NPV có lời giải
Chỉ với một công thức tính lý thuyết thì bạn khó lòng nào có thể giải quyết được về chỉ số NPV trong những ví dụ thực tiễn. Vậy nên nếu bạn còn đang gặp những khúc mắc về câu hỏi cách tính toán NPV là gì thì hãy tìm hiểu cùng ThuthuatOffice qua ví dụ sau đây.
Đề bài
Một cá nhân đầu tư một chiếc máy ép giá $100 sử dụng trong 3 năm.
- Dự kiến doanh thu: Năm đầu tiên là $50, năm thứ hai là $40, và $30 trong năm thứ ba.
- Nếu cá nhân không đầu tư mua máy ép mà dùng số tiền đó để đầu tư vào thị trường cổ phiếu với lợi nhuận 4% mỗi năm thì lãi suất tỷ suất chiết khấu sử dụng ở đây là 0,04.
- Dòng tiền chiết khấu hằng năm như sau:
- Năm Một: 50 / (1 + 0.04)1 = 50 / (1 .04)=$48.08
- Năm Hai: 40 / (1 +0.04)2 = 40 / 1.082 = $36.98
- Năm Ba: 30 / (1 +0.04)3 = 30 / 1.125 = $26.67
Cách làm
Đề bài đã có đầy đủ những số liệu cần tính toán trong công thức của NPV nên việc của bạn chỉ là tổng hợp lại tất cả những chỉ số này để tính toán. Giá trị NPV cuối cùng của dự án mua máy ép sẽ là tổng dòng tiền chiết khấu trong vòng ba năm trừ đi dòng tiền chi phí đầu tiên bạn bỏ ra để mua máy ép.
Tức là, NPV = $48.08 +$ 36.98 + $26.67 – $100 = $11.73 (> 0). Bởi NPV là một chỉ số dương nên bạn có thể cân nhắc đầu tư vào nó.
Xem thêm:
Hy vọng rằng với những ưu nhược điểm và cách tính toán cụ thể mà ThuthuatOffice gửi đến, bạn không còn thấy khó khăn mỗi khi nhắc đến câu hỏi NPV là gì bạn nhé. Đừng quên Like, Share bài viết và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để khám phá nhiều điều thú vị.
Là gì -Định nghĩa ROS là gì và mọi điều xoay quanh ROS
Mã số thuế là gì? Những quy định về mã số thuế
EBIT là gì? Công thức và ví dụ cụ thể của EBIT
EPC là gì? EPC trong Marketing và Xây dựng có ý nghĩa thế nào?
Giải mã ngay tất tần tật cho câu hỏi Proforma Invoice là gì
Khám phá câu trả lời cho câu hỏi HSE là gì?
WPS Office là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết nhất