Định mức 1776 là gì? Những điều cần biết để lập dự toán cho công tác xây dựng
Trong quá trình thi hành công trình xây dựng, nhà thầu và chủ đầu tư cần hướng sự quan tâm tới các yếu tố chủ chốt như nhân công, vật liệu, hao tổn,… Trong bài viết này, ThuthuatOffice sẽ giới thiệu công cụ đắc lực để quản lý những biến số này, đó là định mức 1776.
Nội Dung Bài Viết
Định mức 1776 là gì ?
Định mức 1776 là công văn số 1776//BXD-VP do Bộ Xây dựng ban hành ngày 16/8/2007 nhằm công bố định mức dự toán trong việc xây dựng công trình – Phần xây dựng.
Định mức này giúp cho nhà đầu tư biết mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy móc và thiết bị cần thiết để thi công và hoàn thành dự án xây dựng.
Nói một cách ngắn gọn, định mức 1776 là được xem là công cụ để thực hiện chức năng quản lý trong quá trình đầu tư xây dựng, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng và chi phí phát sinh trong quá trình thi công.
Định mức dự toán 1776 được lập trên cơ sở tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế – thi công – nghiệm thu, mức cơ giới hóa trong ngành xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật trong ngành xây dựng.
Nội dung định mức 1776 (1776/BXD-VP)
Định mức xây dựng
Hiện nay, nhà nước ta có nhiều văn bản về định mức xây dựng. Theo các chuyên viên xây dựng, bản định mức thường được sử dụng nhiều nhất và tiến hành hiệu quả là định mức 1776. Do đó khi lập dự toán cho xây dựng cần tìm hiểu kỹ các nội dung về định mức này.
Định mức lắp đặt
Định mức lắp đặt các thiết bị hệ thống trong công trình cần đảm bảo đầy đủ theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng.
Trong quá trình xây dựng và lắp đặt các thiết bị, chủ đầu tư hoặc nhà thầu cần có trách nhiệm báo cáo đầy đủ khi hoàn thành công trình trong quá trình nghiệm thu công trình với cơ quan có thẩm quyền, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm lắp đặt để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt khi đưa vào sử dụng.
Định mức dự toán xây dựng công trình
Định mức dự toán là phần tính hao phí về lao công, nguyên liệu xây dựng, thiết bị máy móc thi công công trình để hoàn thành công việc trong mỗi công trình nhất định.
Hướng dẫn áp dụng định mức 1776 để lập dự toán
Nội dung định mức dự toán
Mức hao phí vật liệu
Mức hao phí này bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công. Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ và các linh kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị công tác xây dựng.
Mức hao phí lao động
Mức hao phí lao động là số ngày lao động của công nhân trực tiếp trong việc thực hiện khối lượng công tác xây dựng và số lượng công nhân phục vụ xây dựng.
Số lượng ngày công đã có bao gồm cả lao động chính và phụ để thực hiện, hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc và thu dọn hiện trường thi công.
Mức hao phí máy thi công công trình
Đây là số sử lượng máy móc cũng như thiết bị thi công chính trực tiếp sử dụng, kể cả máy và thiết bị phục vụ để có thể hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
Áp dụng định mức 1776 để lập dự toán
Định mức dự toán được áp dụng để lập đơn giá xây dựng công trình, làm cơ sở xác định dự toán chi phí xây dựng, tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m; ≤16m; ≤50m và từ cốt 0.00 đến cốt >50m.
Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao >16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.
Mức hao phí lao động chính – phụ thường được tính cụ thể bằng số ngày công của mỗi công nhân trực tiếp xây dựng.
- Định mức dự toán được áp dụng dựa theo đơn giá xây dựng công trình, làm cơ sở để có thể xác định rõ dự toán chi phí xây dựng, tổng mức đầu tư cũng như dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Trong một số chương công tác, định mức dự toán còn có thêm phần thuyết minh và hướng dẫn một cách cụ thể nhất đối với từng nhóm, loại công tác xây dựng sao cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, cũng như điều kiện thi công và biện pháp thi công hợp lý.
- Chiều cao được ghi trong định mức dự toán là chiều cao từ cốt 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m, ≤16m, ≤50m và từ cốt 0.00 đến cốt >50m. Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi rõ độ cao nhưng khi thi công ở độ cao trên 16m thì cần sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.
Tải file mẫu định mức 1776 (1776/BXD-VP)
File mẫu dự toán theo định mức 1776 | Link |
Excel | Tải tại đây |
Word | Tải tại đây |
Tải tại đây |
Xem thêm: Định mức là gì? 3 phương pháp xây dựng định mức phổ biến
Trên đây là những thông tin được ThuthuatOffice tổng hợp về định mức 1776. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé.
Là gì -4 cách thụt đầu dòng trong Word cực đơn giản và hiệu quả
Hiểu và nắm rõ cách sử dụng hàm RANDOM trong Excel
Tổng hợp 5 mẫu hoá đơn giá trị gia tăng mà doanh nghiệp nên biết
Công chức là gì? 8 tiêu chí phân biệt công chức, viên chức và cán bộ dễ dàng
Nguyên tắc SMART là gì? Nguyên tắc quản lý thời gian bạn không nên bỏ qua
Chất lượng dịch vụ là gì? Bí mật cho sự thành công vượt bật không nên bỏ lỡ
PDCA là gì và cách áp dụng cho doanh nghiệp cực hiệu quả