PDCA là gì và cách áp dụng cho doanh nghiệp cực hiệu quả
PDCA là gì? PDCA là một trong những phương pháp quản lý đơn giản nhất để doanh nghiệp kiểm soát quy trình và cải tiến liên tục. Đây là bí kíp để một doanh nghiệp có thể phát triển và nâng tầm chất lượng sản phẩm của mình. Để hiểu PDCA là gì và cách áp dụng PDCA một cách hiệu quả và chính xác nhất, theo dõi bài viết dưới đây của ThuthuatOffice nhé.
Nội Dung Bài Viết
PDCA là gì?
Từ viết tắt của PDCA là gì?
Đầu tiên hãy cùng đi tìm hiểu xem thuật ngữ PDCA là gì nhé. PDCA là cụm từ viết tắt của Plan – Do – Check – Act tượng trưng cho 4 công việc cần thực hiện một cách tuần tự để đảm bảo việc quản lý đạt được hiệu quả tối ưu. Cụ thể:
- Plan: Thiết lập kế hoạch.
- Do: Triển khai kế hoạch đã được thiết lập.
- Check: Đánh giá kết quả triển khai thực tế.
- Act: Thay đổi, cải tiến.
4 bước trên đây được sắp xếp thành một vòng tuần hoàn khép kín thể hiện rằng PDCA là một chu trình lặp đi lặp lại từ việc lên kế hoạch, thực hiện, đánh giá, thay đổi để tạo ra sự cải tiến liên tục trong một quá trình, hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
Vòng tròn PDCA là gì?
Vậy vòng tròn PDCA là gì? Một Chu trình PDCA trong tiếng Anh là PDCA Cycle. Chu trình PDCA còn được gọi là vòng tròn chất lượng, hay vòng tròn DEMING. Là một kĩ thuật giải quyết vấn đề gồm bốn bước được sử dụng để cải thiện qui trình kinh doanh.
Chu trình PDCA là một chu trình cải tiến liên tục trong hệ thống quản lí chất lượng. Chu trình PDCA bao gồm: Plan – Do – Check – Act là lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh.
Với hình ảnh là một vòng tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng theo chiều kim đồng hồ, chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lí chất lượng là sự cải tiến liên tục không bao giờ ngừng.
Quy trình PDCA là gì?
Tiếp theo là về quy trình PDCA là gì? Quy trình PDCA gồm 4 bước sau:
Bước 1: Thiết lập kế hoạch (Plan)
Khi lập kế hoạch cho bất cứ một công việc hay hoạt động gì, doanh nghiệp cũng cần xác định những yếu tố sau:
- Xác định vấn đề cần giải quyết hoặc phòng ngừa.
- Xác định mục tiêu cụ thể của việc lập kế hoạch.
- Xác định các hành động, quy trình cần thực hiện để đạt được những mục tiêu được đặt ra.
- Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động, quy trình đó.
Bước 2: Triển khai kế hoạch (Do)
Trước tiên, doanh nghiệp cần phải phổ biến về kế hoạch tới cho các cá nhân/ bộ phận có liên quan. Sau đó, căn cứ vào nội dung cụ thể trong bản kế hoạch, doanh nghiệp bắt đầu triển khai các công việc vào trong thực tế. Đồng thời, ghi lại những dữ liệu, thông tin thu thập được trong quá trình thực hiện. Đây chính là cơ sở phục vụ hoạt động đánh giá trong tương lai.
Bước 3: Đánh giá kết quả của kế hoạch (Check)
Tại bước này, doanh nghiệp cần tổ chức một cuộc đánh giá để kiểm tra, xác nhận tiến độ hoàn thành cùng kết quả công việc trong thực tế so với những chỉ tiêu được đặt ra trong kế hoạch.
Đồng thời, việc đánh giá cũng nhằm mục đích phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của chúng để có những biện pháp khắc phục phù hợp.
Bước 4: Hành động để thay đổi (Act)
Căn cứ vào các khó khăn, vấn đề được nhận định từ hoạt động đánh giá, doanh nghiệp cần thiết lập các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục sao cho phù hợp và đảm bảo có hiệu quả. Đồng thời, cập nhập lại các thông tin này lại vào kho dữ liệu để có căn cứ áp dụng vào các hoạt động/ dự án trong tương lai.
Lợi ích từ phương pháp PDCA là gì?
- Là cơ sở giúp các quy trình được cải liên tục để đạt được mục tiêu đặt ra.
- Theo dõi, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh một các hiệu quả, toàn diện.
- Khuyến khích doanh nghiệp thay đổi cách quản lý hiệu quả hơn.
- Có thể áp dụng linh hoạt trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau như ISO 9001, ISO 22000, ISO 14001,…
- Duy trì hiệu lực cho hoạt động giám sát các quy trình, dự án.
- Nâng cao hiệu suất lao động của đội ngũ cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhược điểm quy trình PDCA là gì?
- PDCA lặp lại liên tục của các giai đoạn và trong điều kiện hoàn hảo không phát sinh những biến số, chu trình vận hành sẽ đạt được hiệu quả tối đa. Biến số xuất hiện sẽ lấy đi một phần thời gian của quá trình này. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn được đánh giá là nhược điểm bởi chính những biến số và cách giải quyết biến số làm doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.
- Yêu cầu về cân đối thời gian trong mỗi giai đoạn, những phân tích quá mức sẽ là mặt trái khiến dự án bị trì trệ và đôi khi, kết quả cuối cùng lại phụ thuộc phần lớn vào các giai đoạn thực hiện sau cùng. Cơ bản thì điều gì quá nhiều (hoặc quá ít) đều không tốt!
- PDCA là quy trình, mà quy trình thì vẫn sẽ tồn tại một vài thiếu sót vốn có như: chưa đáp ứng tính khẩn cấp, dễ trở nên “cứng nhắc”, cần những tư duy vận hành mang tính mở và chấp nhận đổi mới…
PDCA không chỉ áp dụng cho mỗi doanh nghiệp
Mặc dù PDCA là một công cụ hiệu quả cho các doanh nghiệp, bạn cũng có thể sử dụng nó để cải thiện hiệu suất của chính mình. Xác định những gì đang kìm hãm bạn trong sự nghiệp và cách mà bạn muốn tiến bộ. Nhìn vào nguyên nhân gốc rễ của bất kỳ vấn đề nào và đặt ra các mục tiêu để vượt qua những trở ngại này (Kế hoạch – Plan).
Khi bạn quyết định về hành động của mình, hãy thử các cách tiếp cận khác nhau để có được kết quả mà bạn muốn (Thực hiện – Do). Xem xét tiến độ thường xuyên, điều chỉnh hành vi của bạn cho phù hợp và xem xét hậu quả của hành động mà bạn đã thực hiện (Kiểm tra – Check). Cuối cùng, thực hiện những gì đang hoạt động và liên tục tinh chỉnh những gì không đúng (Hành động – Action).
Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice về PDCA là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác dưới đây:
Mong rằng những giải đáp về PDCA là gì ở trên sẽ có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ dành riêng cho dân văn phòng nhé.
Là gì -Chạy Deadline là gì và 7 mẹo nhỏ để khắc phục trễ Deadline
Viên chức là gì? Những hiểu biết về viên chức mà ai cũng cần phải nắm rõ
Bách phân vị là gì? Ứng dụng bách phân vị trong y học mà bạn chưa biết
Kế hoạch là gì và 3 bước lập một kế hoạch hoàn chỉnh
Kỹ năng chuyên môn là gì? 6 điều thú vị về kỹ năng chuyên môn mà bạn cần biết
Định mức là gì? 3 phương pháp xây dựng định mức phổ biến
Giải đáp thắc mắc bản mô tả công việc là gì cực rõ, cực chính xác