Mã số thuế là gì? Những quy định về mã số thuế
Nếu bạn là một cá nhân, một doanh nghiệp hay một tổ chức đang có một thu nhập nhất định, bạn sẽ cần phải đóng thuế cho Nhà nước, đây là nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia của mình. Để đóng được thuế, bạn cần có một mã số thuế định danh và riêng biệt. Vậy mã số thuế là gì? Quy trình đăng ký nó như thế nào và nó được quy định như thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài đăng này của ThuthuatOffice.
Nội Dung Bài Viết
Mã số thuế là gì?
Trước hết, về mã số thuế, đây là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Nó được dùng để nhận biết, xác định từng người nộp thuế, bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Trong tiếng Anh, mã số thuế được biết đến là Tax Indentification Number, với Tax là thuế, Indentification là định danh và Number là con số.
Căn cứ pháp lý về mã số thuế
Căn cứ pháp lý chính là cơ sở để ban hành các văn bản là văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản đó.
Căn cứ pháp lý về mã số thuế được quy định tại:
- Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019.
- Điều 4, Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Cấu trúc mã số thuế được quy định
Mã số thuế không chỉ là những con số ngẫu nhiên hay đơn giản mà nó là những con số được quy định theo một cấu trúc nghiêm ngặt có sẵn. Vậy cấu trúc của mã số thuế là gì?
Mã số thuế được quy định là một dãy số/ký tự gồm 10 – 13 số:
N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 – N11N12N13
Trong đó:
- Hai chữ số đầu (N1N2 – được khoanh màu đỏ trong hình) là số phần khoảng tỉnh của mã số thuế.
- Bảy chữ số tiếp theo (N3N4N5N6N7N8N9 – được khoanh màu cam trong hình) được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số cuối cùng (N11N12N13) là các số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
Cách phân loại cấu trúc mã số thuế
Với cấu trúc mã số thuế bên trên, bạn sẽ thấy mã số thuế được chia ra là mã số 10 chữ số hoặc mã số 13 chữ số. Vậy cách phân loại của những loại mã số thuế là gì?
- Với mã số thuế có 10 chữ số: mã số này được sử dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác
- Với mã số thuế có 10 chữ số và dấu gạch ngang (-): mã số này được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác (đối tượng không nằm trong các đối tượng kể trên)
Ai phải thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế?
Cả hai nhóm đối tượng gồm nhóm đối tượng thực hiện đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông và đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế đều phải thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế.
Điều này đã được quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/02/2020.
Các quy định về việc cấp mã số thuế
Bất kể một hành động hoặc quy trình nào liên quan đến mã số thuế đều được cơ quan pháp lý Nhà nước quy định rõ ràng và minh bạch. Chính vì lẽ đó mọi bước của nó đều cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đúng thứ tự. Vậy quy định về việc cấp mã số thuế là gì?
Theo doanh nghiệp và tổ chức kinh tế
Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế được cấp duy nhất 01 mã số thuế, và mã số thuế này sẽ được sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi mã số thuế hết hiệu lực.
Trong đó:
- Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc.
- Doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh, mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp / đăng ký hợp tác xã / đăng ký kinh doanh đồng thời cũng chính là mã số thuế của doanh nghiệp / tổ chức này.
Theo cá nhân
Tương tự như các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, mỗi cá nhân cũng chỉ được cấp duy nhất 01 mã số thuế. Mã số này sẽ được sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó.
Trong đó, người phụ thuộc của cá nhân sẽ được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế được cấp cho người phụ thuộc cũng đồng thời chính là mã số thuế của cá nhân đó khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Học sinh sinh viên có mã số thuế không?
Hiện nay có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc liệu lứa tuổi học sinh – sinh viên có mã số thuế hay không? Và nếu có, thì mã số thuế là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn có thể tham khảo quy định dưới đây của Pháp luật về thuế:
Pháp luật quy định, người phụ thuộc cần người là đối tượng nộp thuế nuôi dưỡng thì được miễn thuế. Người phụ thuộc này bao gồm:
- Con cái chưa thành niên (dưới 18 tuổi); con cái bị tàn tật, không có khả năng lao động;
- Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm: con cái đã thành niên (trên 18 tuổi) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
- Con cái đã thành niên và trên 18 tuổi, đang theo học Đại học, Cao đẳng, Trung học, Dạy nghề, Du học,… không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân một tháng không vượt qua mức quy định: “Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.”
Để dễ hình dung, bạn có thể hiểu, nếu bạn (hoặc con bạn) là một sinh viên, tức là đã thành niên, đủ 18 tuổi, nhưng đang theo học Đại học, không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân một tháng không vượt quá 1.000.000 đồng thì thì đủ điều kiện được xác định là người phụ thuộc, tức là không cần nộp thuế. Vậy nên sẽ không có mã số thuế.
Cách tra mã số thuế online
Với thời đại công nghệ số, bạn hoàn toàn có thể tra mã số thuế một cách trực tuyến và cực kì nhanh chóng! Vậy quy trình để thực hiện tra mã số thuế là gì?
- Bước 1: Truy cập vào trang web Thuế Việt Nam – trang web chính thức của Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính.
- Bước 2: Giao diện của trang web sẽ được hiện ra như hình bên dưới:
- Bước 3: Vì cần tra mã số thuế nên bạn chỉ cần nhập chính xác số CMND hoặc CCCD vào ô Số chứng minh thư/Thẻ căn cước. Sau đó nhập chính xác Mã xác nhận hiện ra trong hình captcha bên cạnh vào ô. Nhấn Tra cứu để trang web hiện kết quả.
Các thông tin được hiện lên trên bảng tra cứu sẽ bao gồm:
- Mã số thuế
- Tên người nộp thuế
- Cơ quan thuế
- Số CMND/CCCD
- Ngày thay đổi thông tin gần nhất
- Ghi chú
Ngoài gửi đến bạn bài đăng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi mã số thuế là gì, ThuthuatOffice cũng đã có rất nhiều những bài đăng khác liên quan đến vấn đề thuế:
Sau bài đăng này, câu hỏi mã số thuế là gì sẽ không còn là một chướng ngại vật khiến bạn băn khoăn mỗi lần nhắc tới rồi đúng không? Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đóng thuế cũng là một cách để hoàn thành nghĩa vụ cao đẹp của một người công dân với đất nước mình. Đừng quên Like, Share bài viết cũng như ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên hơn bạn nhé.
Là gì -EBIT là gì? Công thức và ví dụ cụ thể của EBIT
EPC là gì? EPC trong Marketing và Xây dựng có ý nghĩa thế nào?
Giải mã ngay tất tần tật cho câu hỏi Proforma Invoice là gì
Khám phá câu trả lời cho câu hỏi HSE là gì?
WPS Office là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết nhất
Giải mã câu hỏi PMO là gì và những vấn đề xoay quanh
CBM là gì? Liệu bạn đã biết cách đổi CBM sang Kg hay chưa?