Thu nhập chịu thuế là gì và tất tần tật những điều cần biết về thu nhập chịu thuế
Chắc hẳn đối với người lao động những vấn đề về nghĩa vụ đóng thuế là điều đáng chú ý. Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân vì thuế là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước để đảm bảo các phúc lợi xã hội cho người dân. Nếu bạn đang thắc mắc về thu nhập chịu thuế là gì? Hãy theo chân ThuthuatOffice đi sâu tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Nội Dung Bài Viết
Thu nhập chịu thuế là gì?
Đầu tiên hãy cùng nhau đi tìm hiểu thu nhập chịu thuế là gì nhé.
Thu nhập chịu thuế có thể hiểu đơn giản là phần thu nhập của một cá nhân hay công ty sau khi đã khấu trừ đi tất cả các khoản chi phí hợp lý, tức các khoản chi phí được khấu trừ theo luật thuế thu nhập.
Số tiền thu được từ những hoạt động nộp thuế cũng chính là những khoản góp vào ngân sách của nhà nước để sử dụng cho những nhiệm vụ mang tầm cỡ quốc gia.
Ngoài ra có thể thấy, việc thu nhập chịu thuế còn giúp tạo ra sự công bằng trong xã hội từ đó có thể thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo. Như chúng ta đã biết, thu nhập của người lao động được chi trả dựa trên năng lực và trình độ của họ. Việc thu thuế cá nhân đối với những người lao động có mức lương hàng tháng từ 9 triệu trở lên, giúp nhà nước cân bằng được mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội.
Thu nhập chịu thuế tiếng Anh là gì?
Trong tiếng anh, thuật ngữ Thu nhập chịu thuế được gọi là Taxable income. Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập được sử dụng để tính toán số tiền thuế mà một cá nhân hoặc một doanh nghiệp phải nộp cho Chính phủ trong một năm tính thuế nhất định.
Tổng thu nhập chịu thuế là gì?
Tổng thu nhập chịu thuế là phần thu nhập được sử dụng để tính toán số tiền thuế mà một cá nhân hoặc một doanh nghiệp phải nộp cho Chính phủ trong một năm tính thuế nhất định.
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuật ngữ thuế thu nhập cá nhân là một thuật ngữ chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từ nghe qua ít nhất 1 lần. Vậy thuế thu nhập cá nhân là gì? Thuế thu nhập cá nhân là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Đây là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân nhằm góp phần cho sự phát triển của đất nước.
Thuế thu nhập cá nhân được hiểu là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải nộp một phần tiền lương hoặc từ các khoản thu nhập khác cho ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
Thuế thu nhập cá nhân được xây dựng dựa trên sự công bằng, cùng với khả năng nộp thuế của người có thu nhập. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân còn có vai trò làm giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội.
Thu nhập tính thuế TNDN là gì?
Tính đến thời điểm hiện tại, trong các văn bản pháp luật tại Việt Nam đều chưa hề đưa ra một khái niệm cụ thể nào về thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Thuế TNDN được hiểu là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp bao gồm bao gồm những những khoản thu nhập xuất phát từ các hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, và cũng có thể bao gồm cả những thu nhập khác theo pháp luật quy định.
Các đối tượng nộp thuế là ai?
Vậy ai sẽ là người phải nộp thuế? Hãy cùng điểm qua những đối tượng phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam nhé.
Những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là người cư trú có thu nhập chịu thuế (quy định tại Điều 3 của Luật Thuế giá trị gia tăng) được hình thành trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và người không cư trú có thu nhập chịu thuế (quy định tại Điều 3 của Luật Thuế giá trị gia tăng) phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Cá nhân thực hiện thu nhập chịu thuế cần đáp ứng các điều kiện:
- Hoạt động và sinh sống tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
- Có nơi thường trú thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN
Sau đây là các khoản thu nhập đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật:
Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh:
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
- Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Tiền lương, tiền công
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ)
Thu nhập từ các hoạt động đầu tư vốn:
- Tiền lãi cho vay;
- Lợi tức cổ phần;
- Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
Thu nhập từ các hoạt động chuyển nhượng vốn:
- Mua bán cổ phần trong các tổ chức kinh tế;
- Mua bán chứng khoán;
Thu nhập từ mua bán đất đai, bất động sản
Thu nhập từ trúng thưởng:
- Trúng thưởng xổ số;
- Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
- Trúng thưởng cá cược, casino;
- Trúng thưởng từ các cuộc thi, trò chơi
Thu nhập từ bản quyền:
- Thu nhập chuyển giao sở hữu trí tuệ
- Thu nhập chuyển giao công nghệ.
- Thu nhập nhượng quyền thương mại
Thu nhập từ hình thức thừa kế dưới dạng: chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Thu nhập dưới hình thức quà tặng có dạng: chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Các khoản thu nhập được miễn thuế
Ngoài ra, trong quy định của pháp luật cũng có những quy định rõ ràng về các khoản thu nhập không chịu thuế. Nếu bạn quan tâm thì hãy cùng theo dõi nhé.
- Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
- Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu có được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản/ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm khác.
- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
- Thu nhập từ kiều hối.
- Thu nhập từ học bổng.
- Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bồi thường tai nạn lao động, và các khoản bồi thường khác theo quy định.
- Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Đến đây chắc hẳn ai cũng đang thắc mắc vậy cách tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào? Vậy thì hãy theo dõi chia sẻ dưới đây của ThuthuatOffice nhé.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNCN
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
Sau đây là bảng thuế suất theo cấp bậc để bạn dễ dàng tính ra thuế thu nhập cá nhân của mình:
Bậc thuế | Thu nhập tính thuế/ năm
(triệu đồng) |
Thu nhập tính thuế/ tháng
(triệu đồng) |
Thuế suất
(%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Ngoài ra bạn cũng có thể tính thuế thu nhập cá nhân của mình một cách nhanh nhất tại đây.
Xem thêm:
- Tổng hợp 5 mẫu hoá đơn giá trị gia tăng mà doanh nghiệp nên biết
- SLA là gì? Nắm rõ khái niệm SLA để xây dựng định hướng phát triển cho doanh nghiệp
Trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffce về thu nhập chịu thuế là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Hy vọng rằng bài viết có thể giúp bạn đọc trả lời những thắc mắc về thu nhập chịu thuế là gì. Nếu thấy hay thì đừng quên Like, Share bài viết để ThuthuatOffice có thêm động lực chia sẻ thật nhiều những bài viết bổ ích hơn nữa nhé.
Là gì -Kinh tế thị trường là gì? Những ưu điểm và nhược điểm của kinh tế thị trường
Tài sản ròng là gì và những ảnh hưởng của tài sản ròng đối với doanh nghiệp
Sale Admin là gì? 101 điều bạn cần biết về Sale Admin
Giá trị thặng dư là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của giá trị thặng dư?
Best Regards là gì? 1001 điều thú vị về cụm từ Best Regards
ECommerce là gì? Tại sao eCommerce lại là xu hướng không thể chối từ
Thoái vốn là gì và những điều cần biết về vấn đề thoái vốn của doanh nghiệp