Kinh tế thị trường là gì? Những ưu điểm và nhược điểm của kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là một trong những mô hình kinh tế được nhiều nước trên thế giới sử dụng hiện nay bởi những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Vậy kinh tế thị trường là gì? Mô hình kinh tế này mang lại những lợi ích gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của ThuthuatOffice nhé.

Nội Dung Bài Viết

Kinh tế thị trường là gì

Vậy bạn đã biết kinh tế thị trường là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng bắt đầu đi vào tìm hiểu xem kinh tế thị trường là gì nhé. Theo lý thuyết, kinh tế thị trường được biết đến là một giai đoạn phát triển của nền kinh tế, thể hiện nền văn minh của nhân loại, trong đó việc sản xuất là để đáp ứng các nhu cầu của con người, có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội.

Trên thực tế, kinh tế thị trường là mô hình kinh tế được vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả thông qua giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường.

Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường ra đời khi nào?

Dành cho những ai chưa biết, kinh tế thị trường đã có mầm mống ngay từ trong xã hội nô lệ, được hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển mạnh mẽ trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Như vậy, nền kinh tế thị trường ra đời ở thời điểm có sự xuất hiện của việc trao đổi hàng hóa trên thị trường và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời kỳ kinh tế hoạt động chủ yếu dựa vào việc phân bổ các nguồn lực.

Vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường

Theo như đại hội XIII nền kinh tế thị trường ở Việt Nam gồm có 4 thành phần kinh tế là doanh nghiệp bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể hay còn gọi là hợp tác xã, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Không thể phủ nhận 4 thành phần kinh tế này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

Đầu tiên, xét về thành phần kinh tế nhà nước. Đây được xem là đòn bẩy để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển đồng thời là lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới.

Về thành phần kinh tế tập thể, đây được xác định là thành phần kinh tế cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Bởi lẽ, đây là thành phần kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên, giảm sự phân hóa trong xã hội, là mục tiêu mà Đảng ta hướng tới là xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Kinh tế thị trường là gì?

Thứ ba là thành phần kinh tế tư nhân. Đây là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và là thông điệp vô cùng quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng làm giàu của toàn xã hội. Từ đó, tạo cơ sở cho việc huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Bởi kinh tế tư nhân bản chất là thành phần kinh tế mà toàn dân đều có thể tham gia; luôn năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường và mang sẵn tố chất “cần cù và linh hoạt” của người Việt Nam.

Cuối cùng là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đây là thành phần mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả kinh tế nước nhà. Đây được coi là một cách chuyển giao nguồn lực quan trọng. Từ đó giúp tăng năng suất, thu nhập quốc dân, thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đặc điểm kinh tế thị trường

Tiếp theo hãy cùng điểm qua một số đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường nhé.

Kinh tế thị trường là gì?

Ưu điểm của kinh tế thị trường

Tiếp theo sẽ là những phân tích để thấy được lý do tại sao hiện nay lại có nhiều quốc gia lựa chọn mô hình kinh tế thị trường. Vậy ưu điểm của kinh tế thị trường là gì? Cùng tìm hiểu nhé.

Kinh tế thị trường là gì?

Nhược điểm của kinh tế thị trường

Đi đôi với các ưu điểm thì kinh tế thị trường còn có một số hạn chế cần được khắc phục có thể kể đến như:

Kinh tế thị trường là gì?

Liên hệ nền kinh tế thị trường tại Việt Nam

Được biết về cơ bản trên lý thuyết thì nền kinh tế thị trường tại Việt Nam cũng có nét tương đồng với nền kinh tế thị trường trên thế giới. Tuy nhiên mếu nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy nền kinh tế thị trường tại Việt Nam vẫn còn một số điểm cần đổi mới và cải tiến hơn nữa.

Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, đến nay đã có những yếu tố của một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần; có sự phát triển đầy đủ, đồng bộ các loại thị trường, thị trường trong nước gắn kết với thị trường quốc tế. Thị trường đã phát huy vai trò trong việc xác định giá cả, phân bổ nguồn lực, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; nền kinh tế đã vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường.

Đồng thời, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện các thể chế, tạo khung khổ pháp luật, môi trường ổn định, thuận lợi cho kinh tế phát triển, đồng thời sử dụng các nguồn lực kinh tế của Nhà nước để điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển bền vững cả kinh tế, xã hội, môi trường.

Kinh tế thị trường là gì?

 

Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là gì?

Đại hội XIII của Đảng (2021) đã xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đây là một nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước. Là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Các thành phần kinh tế tại Việt Nam gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Kinh tế thị trường có phải là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản?

Hiện nay có rất nhiều thế lực thù địch, những lực lượng chống đối đã cho rằng kinh tế thị trường là sản phẩm thuộc về chủ nghĩa tư bản. Vậy điều này liệu có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời nhé.

Trên thực tế lịch sử cho thấy, chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa mà nền kinh tế thị trường chính là sản phẩm của trí tuệ con người. Kinh tế thị trường là thành quả quan trọng của sự phát triển lâu dài trong nền văn minh của toàn thể nhân loại từ khi nó xuất hiện chứ không phải là của riêng hoặc là độc quyền của một hình thái kinh tế – xã hội nào.

Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice về kinh tế thị trường là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp.

Xem thêm:

Hy vọng rằng bài viết có thể giúp bạn đọc trả lời những thắc mắc về kinh tế thị trường là gì. Nếu thấy hay thì đừng quên Like, Share bài viết để ThuthuatOffice có thêm động lực chia sẻ thật nhiều những bài viết bổ ích hơn nữa nhé.

Là gì -