Giá trị thặng dư là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của giá trị thặng dư?
Giá trị thặng dư là gì? Một thuật ngữ tưởng lạ mà quen, thường xuyên xuất hiện trong bộ môn kinh tế chính trị. Vậy bạn có thật sự hiểu hết nguồn gốc và ý nghĩa của khái niệm này? Cùng ThuthuatOffice khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Bài Viết
Giá trị thặng dư là gì?
Khái niệm giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư được hiểu đơn giản là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người mua bán sức lao động (người lao động làm thuê) tạo ra và thuộc về nhà tư bản (người mua hàng hóa sức lao động).
Bản chất của giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động trong quá trình sản xuất. Quá trình đó diễn ra trong mối quan hệ giữa người mua và người bán hàng hóa sức lao động. Nhìn từ quan hệ sản xuất thống trị, xã hội tư bản tồn tại hai giai cấp cơ bản là tư sản và công nhân.
Do giá trị thặng dư được giai cấp công nhân trực tiếp tạo ra, nên trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư có bản chất kinh tế – xã hội là quan hệ giai cấp.
Dù quan hệ thuê mướn sức lao động không mang tính chất cưỡng bức, nhưng từ khi nhà tư bản trả công cho công nhân một lượng giá trị theo thỏa thuận của đôi bên, thì điều đó cũng có nghĩa là sức lao động của công nhân phải làm lợi cho nhà tư bản.
Ví dụ giá trị thặng dư
Nhà tư bản thuê thợ may làm việc 8 tiếng để tạo ra sản phẩm với mức giá 100.000đ/ngày. Nhưng trong quá trình sản xuất, giả định trong 4 giờ đầu tiên, người thợ may đã tạo ra lợi nhuận bằng với số tiền được trả. Nhưng theo thỏa thuận làm việc 8h/ngày buộc người công nhân phải tiếp tục lao động để tạo ra hàng hóa.
Cuối ngày, giả định người thợ may này đã tạo ra được sản phẩm trị giá 120.000đ. Vậy 20.000đ là phần chênh lệch giữa số tiền mà nhà tư bản chi ra và lợi nhuận mà người thợ may đem lại hay được gọi là giá trị thặng dư.
Công thức tính giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư được kí hiệu là m. Công thức tính giá trị thặng dư được dựa trên công thức xác định giá trị hàng hóa:
G = c + v + m => m = G – c – v |
Trong đó:
- G: là lượng giá trị hàng hóa
- c: là tư bản bất biến tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất mà giá trị của nó không thay đổi khi chuyển vào sản phẩm. Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng là điều kiện không thể thiếu đảm bảo quá trình tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra. Tuy nhiên, việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất làm cho năng suất lao động tăng, nhờ vậy làm tăng khối lượng giá trị thặng dư thu được.
- v: là tư bản khả biến, là bộ phận tư bản để mua sức lao động thong qua lao động trừu tượng mà tăng lên, tức là tăng lên về lượng giá trị.
Nguồn gốc giá trị thặng dư
Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong giá trị hàng hóa, cũng như chỉ rõ bản chất của tư bản chủ nghĩa là bóc lột sức lao động.
Các nhà tư bản bỏ tiền ra để mua sức lao động và tư liệu sản xuất (c+v). Nhưng giá trị thực tế mà họ nhận được là c+v+m, giá trị thặng dư (m) chính là phần lợi nhuận dôi ra đúc kết từ quá trình lao động của người làm thuê.
Như vậy, quá trình tạo ra sản phẩm của người công nhân là quá trình sử dụng lao động cụ thể của mình để chuyển giá trị vào sản phẩm; đồng thời bằng lao động trừu tượng, họ tạo ra giá trị tăng thêm mới lớn hơn giá trị sức lao động. Hay nói các khác, nguồn gốc của giá trị thặng dư chính là lao động sống.
Ý nghĩa của giá trị thặng dư
Mục đích của nền từ bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư. Các nhà tư bản sẽ đầu tư vào bất kể ngành nghề nào miễn là có được giá trị thặng dư. Các ngành nghề càng có nhiều giá trị thặng dư thì ngày càng được mở rộng. Đồng thời phương tiện để có được nhiều giá trị thặng dư là tăng cường kĩ thuật và quản lý.
Các nhà tư bản tìm mọi biện pháp để kéo dài ngày lao động, tăng cường độ và năng suất lao động… để có nhiều thặng dư hơn. Do chạy theo giá trị thặng dư làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đồng thời làm cho chủ nghĩa tư bản phải bị thay thế bằng xã hội mới.
Vai trò của giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư đóng vai trò là bàn đạp cho quá trình phát triển kinh tế. Việc nghiên cứu giá trị thặng dư chính là tìm ra phương pháp để gia tăng sản xuất, khắc phục năng suất lao động bằng cách áp dụng khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từ đó thúc đẩy và phát triển nền kinh tế thị trường có phần yếu kém so với quốc tế.
Như vậy, ThuthuatOffice đã giúp bạn biết khái niệm giá trị thặng dư là gì? và những vấn đề xoay quanh như nguồn gốc, bản chất, ý nghĩa… của thuật ngữ này. Nếu có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với ThuthuatOfice để được giải đáp nhanh chóng.
Xem thêm:
Nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên Like, Share, Comment và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức và các thủ thuật dành riêng cho dân văn phòng nhé.
Là gì -Best Regards là gì? 1001 điều thú vị về cụm từ Best Regards
ECommerce là gì? Tại sao eCommerce lại là xu hướng không thể chối từ
Thoái vốn là gì và những điều cần biết về vấn đề thoái vốn của doanh nghiệp
Deadline nghĩa là gì mà khiến dân văn phòng ám ảnh đến vậy?
Hợp đồng nguyên tắc là gì và những điều cần biết khi kinh doanh mua bán
Telesale là gì? Có thật sự chỉ là gọi điện được thì được không được thì thôi?
Intern là gì? Các thông tin hữu ích về Intern mà bạn cần biết năm 2021