Thoái vốn là gì và những điều cần biết về vấn đề thoái vốn của doanh nghiệp
Thoái vốn là một thuật ngữ quen thuộc và phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Được biết, hiện nay thoái vốn đang là một trong những vấn đề gây nên sự ảnh hưởng sâu rộng đến các doanh nghiệp. Vậy thoái vốn là gì? Hãy để ThuthuatOffice giúp bạn giải thích những thắc mắc về vấn đề này nhé.
Nội Dung Bài Viết
Thoái vốn là gì?
Nếu bạn cũng đang thắc mắc thoái vốn là gì thì hãy cùng theo dõi bài viết sau để có cái nhìn toàn diện nhất về vấn đề này nhé.
Thoái vốn Tiếng Anh là gì?
Thoái vốn trong Tiếng Anh là Divestment. Có thể hiểu một cách đơn giản, thoái vốn là việc giảm một số loại tài sản hiện có ở một tổ chức, công ty nào đó nhằm phục vụ cho các mục đích khác. Trong đầu tư, có thể thấy thoái vốn đang là một hình thức rất phổ biến, đó là khi các cá nhân hay nhà đầu tư muốn rút lại vốn đầu tư của mình. Đây có thể là một phần của chiến lược cơ cấu công ty, cũng có thể là do áp lực xã hội hay do nghị sự chính sự.
Hiện nay, hoạt động phổ biến của thoái vốn có thể kể đến như bán các tài sản công ty con, rút các khoản đầu tư từ các chi nhánh nhằm tối ưu hóa giá trị của công ty mẹ.
Thoái vốn nhà nước là gì?
Sau khi đã biết thoái vốn là gì thì hãy cùng tìm hiểu xem thoái vốn nhà nước là gì nhé. Thoái vốn nhà nước là hình thức nhà nước rút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước thông qua việc tiến hành cổ phần hóa, thu hồi vốn bằng cách bán cổ phiếu trên các sàn chứng khoán.
Thoái vốn nhà nước nhằm tạo điều kiện phân bổ lại nguồn lực cho các khu vực sản xuất hiệu quả hơn trong một tổ chức, hoặc dự án do Chính phủ tài trợ. Thoái vốn nhà nước cũng được coi là động lực mạnh mẽ và tạo ra bước chuyển biến mới cho hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thoái vốn cổ phiếu là gì?
Thoái vốn cổ phiếu được hiểu là hoạt động các công ty mẹ chia cổ phiếu từ các công ty con cho cổ đông. Chính vì thế mà những cổ phiếu có thể được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán.
Thoái vốn cổ phần là gì?
Thoái vốn cổ phần được hiểu là hoạt động của một cá nhân hoặc tổ chức quyết định đầu tư vào một công ty cổ phần nào đó, sau đó bán lại khoản đầu tư của mình cho cá nhân, tổ chức hoặc công ty khác.
Các hình thức thoái vốn
Hiện nay đi theo sự phát triển của nền kinh tế, có nhiều hình thức thoái vốn khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 3 hình thức dưới đây:
Hình thức đầu tiên phải kể đến là Spin-off, đây là hoạt động công ty mẹ chuyển tất cả các tài sản của công ty con sang một công ty mới thành lập bởi chính doanh nghiệp của mình. Chính vì thế công ty con lúc này sẽ trở thành một công ty độc lập với mong muốn đạt được kỳ vọng về doanh thu cũng như hiệu quả hoạt động cao hơn, toàn bộ quá trình này diễn ra với các giao dịch không tiền mặt và miễn thuế.
Cổ phiếu của công ty con lúc này được giao dịch độc lập trên sàn chứng khoán. Hình thức này phổ biến ở những công ty có hai doanh nghiệp độc lập riêng biệt.
Hình thức thoái vốn thứ 2 cũng không kém phần phổ biến đó là bán cổ phần khơi mào, đây là hoạt động giao dịch trao đổi cổ phiếu bằng tiền mặt và được hoàn toàn miễn thuế. Ban đầu, công ty mẹ sẽ cho bán đi một lượng cổ phần sở hữu trong công ty con, lượng cổ phần bán đi bắt buộc phải dưới 20% trên tổng số cổ phần mà công ty mẹ nắm giữ.
Việc bán cổ phần khơi mào mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nó cho phép công ty mẹ tạo được doanh thu trong giao dịch đồng thời giúp doanh nghiệp huy động được số vốn cần thiết nhưng vẫn là giữ được quyền kiểm soát cổ phần. Số cổ phần còn lại sẽ được bán đi hoặc xử lý trong các khoảng thời gian thích hợp ngay sau đó.
Hình thức thoái vốn thứ 3 chính là bán trực tiếp tài sản, đây là một hình thức thoái vốn phổ biến được sử dụng nhiều nhất tại công ty, doanh nghiệp hiện nay. Hoạt động thoái vốn này được hiểu một cách đơn giản là các công ty mẹ bán các tài sản hiện đang có như bất động sản, trang thiết bị, vật tư cho một bên khác. Hoạt động này được giao dịch bằng tiền mặt và công ty mẹ có khả năng sẽ chịu thuế nếu quá trình mua bán có sinh lãi.
Đặc điểm của thoái vốn là gì?
Hoạt động thoái vốn ở nhiều công ty đa số là nhằm mục đích tập trung vào công tác quản lý trong kinh doanh của công ty cũng như tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổng số tiền thu lại được từ hoạt động thoái vốn sẽ được dùng để chi trả các khoản nợ nần, chi tiêu vốn, bổ sung vào nguồn vốn lưu động, hoặc có thể dùng nó để trả cổ tức cho các cổ đông.
Thoái vốn đôi khi có thể là hành động có chủ ý của doanh nghiệp hoặc cũng có thể xuất phát từ các vấn đề pháp lý liên quan. Dù là xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào thì doanh nghiệp vẫn sẽ nhận được lợi ích từ hoạt động thoái vốn, vì hoạt động này mang lại nguồn thu giúp công ty giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong chính tổ chức của mình.
Tuy nhiên trái lại, nếu hoạt động thoái vốn xuất phát từ mục đích chính trị, xã hội thì có thể sẽ làm cho doanh thu của công ty giảm xuống.
Những nguyên nhân khiến doanh nghiệp thoái vốn
Sau khi tìm hiểu khái niệm thoái vốn là gì chắc hẳn phần nào các bạn cũng hình dung ra được lý do dẫn tới hoạt động thoái vốn. Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất:
- Doanh nghiệp muốn tập trung nguồn lực vào việc quản lý kinh doanh, tập trung vốn vào hoạt động cốt lõi của công ty, vào một mảng kinh doanh nhất định.
- Bảo vệ quyền lợi cá nhân khi quyết định mua và bán đi phần đầu tư của mình (hoạt động thoái vốn) nếu nhận thấy hoạt động kinh doanh của công ty mình đầu tư không hiệu quả.
- Thoái hóa vốn giúp giảm áp lực về xã hội, chính trị, các vấn đề liên quan đến cổ đông và giúp giải quyết các khó khăn hiện có của công ty.
Doanh nghiệp cần làm gì khi có thành viên thoái vốn
Việc thoái vốn, dù muốn hay không thì nó cũng sẽ đem đến những ảnh hưởng nhất định đối với nội bộ doanh nghiệp. Để khắc phục sự bất ổn đó, doanh nghiệp cần:
- Công bố thông tin kịp thời: Khi xảy ra thoái vốn, nội bộ công ty sẽ có tâm lý tiêu cực. Do đó, doanh nghiệp nên chọn cách công bố để cùng tìm ra hướng giải quyết và kế hoạch cụ thể để ổn định lại tình hình công ty.
- Chủ động tìm hiểu: Đối với hầu hết các tổ chức đầu tư, vấn đề thoái vốn luôn nằm trong kế hoạch. Chủ doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các tác nhân có thể gây thoái vốn để xử lý và khắc phục kịp thời.
- Tìm đối tác mới: Trường hợp cổ đông chiến lược thoái vốn qua hình thức bán cổ phần cho đối tác khác, doanh nghiệp có thuận lợi là không phải tìm đối tác thay thế. Tuy nhiên, dù thế nào thì doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu kỹ về đối tác mới này để có kế hoạch hợp tác phù hợp.
- Có kế hoạch phân phối lại vốn: Phân bổ lại vốn là rất quan trọng. Việc chủ động vạch ra một chiến lược cụ thể sẽ giúp công ty có kế hoạch tăng vốn hay đầu tư hiệu quả.
- Tập trung quản lý kinh doanh: Đây là lúc bạn cần tập trung vào lĩnh vực chủ lực. Một là để ổn định lại công ty và hai là để thu hút các nhà đầu tư mới.
Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice để trả lời cho câu hỏi thoái vốn là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác dưới đây.
- Văn hóa doanh nghiệp là gì? 5 ví dụ về văn hóa doanh nghiệp
- Định mức là gì? 3 phương pháp xây dựng định mức phổ biến
Mong rằng những giải đáp trên về thoái vốn và những vấn đề liên quan đến suy thoái vốn ở trên sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ dành riêng cho dân văn phòng nhé.
Là gì -Deadline nghĩa là gì mà khiến dân văn phòng ám ảnh đến vậy?
Hợp đồng nguyên tắc là gì và những điều cần biết khi kinh doanh mua bán
Telesale là gì? Có thật sự chỉ là gọi điện được thì được không được thì thôi?
Intern là gì? Các thông tin hữu ích về Intern mà bạn cần biết năm 2021
Lỗi dính chữ trong Word và cách khắc phục nhanh chóng
Tuyển dụng là gì? Tuyển dụng có phải là quản trị nhân sự không?
Định mức 1776 là gì? Những điều cần biết để lập dự toán cho công tác xây dựng