Hợp đồng nguyên tắc là gì và những điều cần biết khi kinh doanh mua bán
Trong hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa hay trao đổi thì việc hiểu rõ về các hợp đồng liên quan là vô cùng quan trọng. Một trong những văn bản hợp đồng mà nhiều người chưa thực sự hiểu rõ đó chính là hợp đồng nguyên tắc. Trong bài viết dưới đây hãy cùng với ThuthuatOffice đi tìm hiểu xem hợp đồng nguyên tắc là gì nhé. Bắt đầu thôi.
Nội Dung Bài Viết
Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu xem hợp đồng nguyên tắc là gì?
Cho những bạn chưa biết hợp đồng nguyên tắc là gì thì về cơ bản, hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên có liên quan, mang tính chất định hướng về việc mua bán, cung ứng hàng hóa hay dịch vụ. Hợp đồng nguyên tắc mang tính chất định hướng và là cơ sở để ký kết hợp đồng kinh tế chính thức sau này.
Hợp đồng nguyên tắc tiếng Anh là gì?
Vậy trong tiếng Anh thì hợp đồng nguyên tắc là gì?
Nếu như bạn đang làm cho một doanh nghiệp nước ngoài hoặc sắp tới cần làm ăn với một đơn vị nước ngoài thì việc hiểu rõ trong tiếng Anh hợp đồng nguyên tắc là gì rất quan trọng. Hợp đồng nguyên tắc tiếng Anh là Contract principles. Và nó được định nghĩa trong tiếng Anh như sau:
“Contract principles is a document that represents an agreement between the parties on how and basic rules are made, requiring the parties to comply with those directions throughout the process.”
Được dịch một cách đơn giản là:
“Hợp đồng nguyên tắc là văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về cách thức và các quy tắc cơ bản được thực hiện, yêu cầu các bên tuân thủ các hướng dẫn đó trong suốt quá trình thực hiện.”
Trường hợp nào cần hợp đồng nguyên tắc?
Sau khi đã tìm hiểu cơ bản về hợp đồng nguyên tắc là gì thì tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các trường hợp cần sử dụng đến hợp đồng nguyên tắc là gì?
Trên thực tế bạn không nên sử dụng hợp đồng nguyên tắc một cách tùy tiện. Thay vào đó bạn nên sử dụng nó trong một số trường hợp sau đây:
- Đầu tiên là khi các điều kiện cho một giao dịch chính thức và cụ thể chưa được chốt, nhưng các bên cần có sự thỏa thuận hay xác lập các cam kết về dự định giao dịch và điều kiện giao dịch trước vì nhiều lý do khác nhau.
- Thứ hai là khi các bên có nhiều giao dịch hoặc giao dịch giữa các bên cần thực hiện trong nhiều lần. Tuy nhiên trong mỗi lần có thể phát sinh những điều kiện, nội dung khác nhau thì khi đó sẽ cần ký kết một bản hợp đồng nguyên tắc hay hợp đồng khung cho những nguyên tắc và nội dung chung nhất để hai bên cùng thực hiện. Sau đó, cho mỗi giao dịch tại mỗi thời điểm cụ thể, lại lập một phụ lục hợp đồng cụ thể để tiết kiệm thời gian.
- Cuối cùng là khi cần chứng minh về sự tồn tại của mối quan hệ tin cậy giữa hai bên với bên thứ ba. Đây là bạn có những hoạt động liên quan đến gọi vốn đầu tư, chuyển nhượng cổ phần,… Khi đó, hai bên ký kết hợp đồng nguyên tắc để đệ trình cho bên thứ ba (Ví dụ: ngân hàng…) để làm bằng chứng về mối quan hệ tin cậy, đảm bảo cho khoản vay hoặc nghĩa vụ khác.
Phân biệt hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem điểm khác nhau giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng nguyên tắc là gì?
Tiêu chí | Hợp đồng nguyên tắc | Hợp đồng kinh tế |
Khả năng giải quyết tranh chấp | Quy định các vấn đề chung nên khi xảy ra tranh chấp do đó rất khó để giải quyết nhất là khi các bên vi không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình. | Quy định rõ ràng và chi tiết hơn nên khi xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết hơn. |
Thời gian ký kết | Cố định, thường ký kết vào đầu mỗi năm, qua các năm nếu có sự thay đổi thì các bên chỉ cần ký phụ lục. Có giá trị theo thời gian nên không phụ thuộc số lượng các thương vụ/đơn hàng phát sinh trong thời gian hợp đồng có hiệu lực. | Biến động. Ký kết khi phát sinh nhu cầu mua bán giữa các bên; thời gian hợp đồng kinh tế theo đó cũng ngắn hơn; hợp đồng sẽ chấm dứt theo từng thương vụ/đơn hàng sau khi các bên hoàn thành trách nhiệm và/hoặc ký biên bản thanh lý hợp đồng. |
Đối tượng áp dụng | Các công ty có vị trí địa lý xa nhau trong cùng 1 vùng miền, 1 quốc gia. Các công ty có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên liên tục. | Các công ty ít giao dịch với nhau và có các giao dịch có giá trị lớn. Các giao dịch đặc thù cần yêu cầu chi tiết về trách nhiệm của các bên. |
Những nội dung cần có trong mẫu hợp đồng nguyên tắc
Một câu hỏi tiếp theo mà nhiều người thắc mắc đó chính là những nội dung cần có trong mẫu hợp đồng nguyên tắc là gì? Dưới đây là những nội dung mà mọt hợp đồng nguyên tắc cần có:
Mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng thường có những nội dung cơ bản sau:
- Thông tin bên bán (Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế,…)
- Thông tin bên mua
- Các điều khoản chung
- Hàng hóa
- Giao nhận hàng hóa
- Giá cả và phương thức thanh toán
- Trách nhiệm các bên
- Cung cấp và trao đổi thông tin giữa các bên
- Bảo hành sản phẩm
- Dừng giao hàng hoặc hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn
- Cam kết chung
- Hiệu lực của hợp đồng
Mẫu hợp đồng nguyên tắc
Dưới đây sẽ là một số mẫu hợp đồng nguyên tắc phổ biến hiện nay:
Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán thực phẩm
Loading…
Mẫu hợp đồng nguyên tắc hợp tác đầu tư
Loading…
Mẫu hợp đồng nguyên tắc xây dựng
Loading…
Mẫu hợp đồng nguyên tắc song ngữ
Loading…
Phụ lục hợp đồng nguyên tắc
Loading…
Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice về hợp đồng nguyên tắc là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết về các file mẫu khác dưới đây:
Mong rằng những thông tin về hợp đồng nguyên tắc là gì sẽ có ích cho bạn trong công việc kinh doanh sau này. Đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ mỗi ngày.
Là gì -Telesale là gì? Có thật sự chỉ là gọi điện được thì được không được thì thôi?
Intern là gì? Các thông tin hữu ích về Intern mà bạn cần biết năm 2021
Lỗi dính chữ trong Word và cách khắc phục nhanh chóng
Tuyển dụng là gì? Tuyển dụng có phải là quản trị nhân sự không?
Định mức 1776 là gì? Những điều cần biết để lập dự toán cho công tác xây dựng
4 cách thụt đầu dòng trong Word cực đơn giản và hiệu quả
Hiểu và nắm rõ cách sử dụng hàm RANDOM trong Excel