3s để tạo và hiểu mẫu biên bản hủy hóa đơn là gì?
Mẫu biên bản hủy hóa đơn là gì? Mẫu biên bản hủy hóa đơn là một văn bản được dùng rất thường xuyên trong doanh nghiệp, tư nhân… Để hiểu rõ cách tạo nên một mẫu biên bản hủy hóa đơn chính xác nhất, cùng theo ThuthuatOffice đi hết bài viết dưới đây về mẫu biên bản hủy hóa đơn nhé !
Nội Dung Bài Viết
Mẫu biên bản hủy hóa đơn là gì?
Mẫu biên bản hủy hóa đơn dùng để ghi nhận việc sai sót hóa đơn dẫn đến phải hủy và cam kết hai bên không kê khai thuế hóa đơn đã viết sai phải hủy. Theo thông tư 39/2014/TT-BTC doanh nghiệp khi cung ứng hàng hóa dịch vụ có hóa đơn viết sai thực hiện thủ tục lập biên bản thu hồi hóa đơn và biên bản điều chỉnh hóa đơn thay cho mẫu biên bản hủy hóa đơn cũ. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.
Khi nào cần lập mẫu biên bản hủy hóa đơn?
Các trường hợp lập biên bản hủy hóa đơn
Các trường hợp hủy hóa đơn theo quy định.
Theo Khoản 2, Điều 29 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, các trường hợp sau đây phải tiến hành hủy hóa đơn:
- Các hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.
- Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
- Tổ chức, hộ, cá nhân đã được quan thuế thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế). Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 19 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
- Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán thì sẽ được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
Các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh cần hủy hóa đơn
Tổ chức, hộ, cá nhân có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn:
- Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
- Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
Hồ sơ hủy hóa đơn gồm những gì?
Hồ sơ hủy hóa đơn được quy định tại Khoản 3, Điều 29 Thông tư số 39/2014/TT-BTC bao gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn (trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh)
- Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục)
- Biên bản hủy hóa đơn
- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này)
Quy định thủ tục hủy hóa đơn GTGT
1. Quy trình hủy hóa đơn
Cũng căn cứ vào Điều 29, Thông tư 39/2014/TT-BTC, kế toán và doanh nghiệp khi muốn hủy hóa đơn thì sẽ tiến thủ tục theo quy trình hủy hóa đơn sau:
Bước 1: Lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy
Khi phát hiện có hóa đơn GTGT cần phải hủy theo đúng quy định pháp luật thì bước đầu tiên các đơn vị kinh doanh cần làm là lập bảng kiểm kê tất cả các hóa đơn cần hủy bỏ.
Bước 2: Lập hội đồng hủy hóa đơn
Tiếp đó, bước thứ hai các đơn vị kinh doanh cần làm là thành lập hội đồng hủy hóa đơn.
Hội đồng hủy hóa đơn này bắt buộc phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
Lưu ý rằng, riêng các hộ, cá nhân kinh doanh khi hủy hóa đơn sẽ không không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn.
Bước 3: Ký biên bản hủy hóa đơn
Cuối cùng, để hoàn tất thủ tục hủy hóa đơn, hội đồng hủy hóa đơn cần phải ký vào biên bản hủy hóa đơn GTGT và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
2. Hồ sơ hủy hóa đơn
Theo quy định hiện hành, hồ sơ hủy hóa đơn muốn đảm bảo hợp pháp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
- Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
- Biên bản hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Những lưu ý khi lập biên bản hủy hóa đơn
- Hồ sơ hủy hóa đơn phải được lưu lại tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn.
- Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai bản. Trong đó, một bản lưu lại và một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, chậm nhất không quá 5 ngày, tính từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.
Các mẫu biên bản hủy hóa đơn hiện nay
Mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất hiện nay
Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử
Loading…
Mẫu biên bản hủy hóa đơn không sử dụng
Mẫu biên bản hủy hóa đơn tiếng Anh
Loading…
Mẫu biên bản hủy hóa đơn song ngữ
Loading…
Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice về mẫu biên bản hủy hóa đơn là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác dưới đây:
Mong rằng những giải đáp về mẫu biên bản hủy hóa đơn ở trên sẽ có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ dành riêng cho dân văn phòng nhé.
File mẫu -10 bài thơ chia tay đồng nghiệp về hưu hay và ấn tượng nhất
Tải mẫu đơn đặt hàng mới nhất và những điều bạn nên biết
Tổng hợp mẫu hóa đơn bán lẻ mới nhất hiện nay
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn khi xảy ra sai sót mới nhất
Điều cần biết về mẫu hóa đơn điện tử sắp được triển khai toàn diện
Tổng hợp mẫu thư mời phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng thu hút các ứng viên tiềm năng
Trọn bộ mẫu CV xin việc file Word và những điều bạn cần biết trước khi làm CV xin việc