Biên bản điều chỉnh hóa đơn là gì? 4 mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử phổ biến
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử được sử dụng khi hóa đơn sai sót trong quá trình lập và phát hành. Vậy biên bản điều chỉnh hóa đơn là gì? Các trường hợp nào cần lập biên bản điều chỉnh? Hãy cùng ThuthuatOffice tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Bài Viết
- 1 Biên bản điều chỉnh hóa đơn là gì?
- 2 Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử là gì?
- 3 Những trường hợp cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?
- 4 Hướng dẫn lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử
- 5 Những lưu ý khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử
- 6 Tổng hợp những mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử
Biên bản điều chỉnh hóa đơn là gì?
Biên bản điều chỉnh hóa đơn được hiểu là biểu mẫu hành chính được lập cùng với hóa đơn điều chỉnh để sử dụng khi hóa đơn có sự sai sót về số tiền hàng, ngày, địa chỉ, nội dung hóa đơn. Quy định về việc lập biên bản điều chỉnh được nêu rõ trong thông tư 39/2014/TT – BTC, điều 20 khoản 3 với nội dung như sau:
“Trong trường hợp, doanh nghiệp hoặc người bán đã giao hóa đơn cùng hàng hóa cho người mua đồng thời đã được thanh toán tiền nhưng sau đó lại phát hiện ra những sai sót thì người mua và người bán phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ những sai sót đồng thời người bán sẽ phải lập hóa đơn mới để điều chỉnh sai sót.”
Mỗi biên bản điều chỉnh đều phải có chữ ký, đóng dấu của 2 bên, mỗi bên giữ 1 bản và tiến hành khai báo cho cơ quan thuế để kiểm tra. Chính vì vậy, khi xảy ra sai sót nào trong hóa đơn thanh toán, người bán hoặc mua không được tự ý thu hồi hóa đơn mà cần lập biên bản xin cấp phép mới tiến hành sửa đổi.
Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử là gì?
Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử là biểu mẫu điện tử điều chỉnh sai sót khi gửi cho người mua, đã cung cấp dịch vụ và giao hàng hóa. Căn cứ khoản 3 điều 20 của thông tư Thông tư 39/2014/TT-BTC người bán và người mua đã kê khai thuế thì bên bán xử lý tương tự như biên bản giấy điều chỉnh hóa đơn:
- Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn gồm chữ ký của hai bên ghi rõ sai sót.
- Bên bán lập hóa đơn điện tử để điều chỉnh sai sót.
- Cuối cùng, bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh, đồng thời cả 2 bên thực hiện điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành.
Những trường hợp cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?
Căn cứ khoản 3 điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, những trường hợp cần lập mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử như sau:
Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử có sự sai sót đã lập và được gửi cho người mua nhưng hàng hóa chưa được giao; hoặc hóa đơn điện tử đã lập được gửi cho người mua, tuy nhiên, người mua và người bán chưa khai thuế.
Trường hợp 2: Khi hóa đơn điện tử có sai sót đã được gửi cho người mua, doanh nghiệp đã tiến hành kê khai thuế thì sẽ không được phép thu hồi mà phải lập biên bản điều đỉnh. Trong biên bản phải có xác nhận của cả hai bên (chữ ký và đóng dấu). Mỗi bên giữ một bản để khai báo khi có cơ quan thuế kiểm tra.
Hướng dẫn lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử
Các bước lập mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử như sau: Khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, cần ghi rõ nội dung sai sót là gì, điều chỉnh lại nội dung cho đúng, yêu cầu phải có chữ ký, đóng dấu của bên mua lẫn bên bán.
Khi thực hiện chức năng lập hóa đơn điện tử điều chỉnh phải ghi rõ “Điều chỉnh tăng hay giảm, số lượng hàng hóa, giá bán, số tiền, VAT, tiền thuế GTGT cho hóa đơn điện tử số bao nhiêu, ký hiệu, ngày tháng năm”. Ký điện tử và gửi lại hóa đơn điện tử điều chỉnh cho bên mua.
Đối với hoá đơn đã lập và được gửi cho người mua nhưng người bán và người mua chưa kê khai thuế: Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai thông tin về mặt hàng, dịch vụ, kỳ cước và số tiền ghi trên hóa đơn,… thì thực hiện thủ tục lập hóa đơn điện tử thay thế.
Những lưu ý khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử
- Ngày lập trên mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử và ngày trên hóa đơn điều chỉnh phải cùng ngày.
- Nội dung trên mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử phải thể hiện rõ các thông tin: Điều chỉnh hóa đơn số bao nhiêu, ngày tháng lập, ký hiệu, số hóa đơn điều chỉnh, ngày tháng, ký hiệu và nội dung cần điều chỉnh.
- Trường hợp hóa đơn điện tử sai sót đã kê khai thuế, ngoài việc lập mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sai sót, kế toán cần phải lập cả hóa đơn điều chỉnh.
- Trường hợp hóa đơn điều chỉnh sai tên, địa chỉ, người mua nhưng ghi đúng mã số thuế, kế toán chỉ cần lập biên bản điều chỉnh, không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
- Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử được người mua và người bán ký điện tử, lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử. Nếu bên mua không có chữ ký điện tử thì sẽ lập biên bản thỏa thuận bằng giấy.
Tổng hợp những mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử chung
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử GTGT
Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sai địa chỉ và tên công ty
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sai giá
Như vậy, trong bài viết trên ThuthuatOffice đã chia sẻ đến bạn những thông tin về mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác dưới đây:
- 3 cách thụt đầu dòng trong Word vô cùng nhanh và dễ dàng
- Tính tổng trong Word bạn đã biết chưa?
- 6 cách ẩn cột trong Excel không phải ai cũng biết
Mong những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Hãy Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích liên quan nhé.
File mẫu -3s để tạo và hiểu mẫu biên bản hủy hóa đơn là gì?
10 bài thơ chia tay đồng nghiệp về hưu hay và ấn tượng nhất
Tải mẫu đơn đặt hàng mới nhất và những điều bạn nên biết
Tổng hợp mẫu hóa đơn bán lẻ mới nhất hiện nay
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn khi xảy ra sai sót mới nhất
Điều cần biết về mẫu hóa đơn điện tử sắp được triển khai toàn diện
Tổng hợp mẫu thư mời phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng thu hút các ứng viên tiềm năng