ECommerce là gì? Tại sao eCommerce lại là xu hướng không thể chối từ
ECommerce là gì có vẻ là thuật ngữ xa lạ nhưng nếu nhắc đến thương mại điện tử thì rất nhiều người biết đến. Trên thực tế, hai từ trên chính là một, chỉ khác nhau về mặt ngôn ngữ. Hiện nay, eCommerce đang rất thịnh hành, bao gồm nhiều hình thức hoạt động và dần trở nên có chỗ đứng hơn, đặc biệt là trong làn sóng đại dịch hoành hành.
Hôm nay, ThuthuatOffice sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất về loại hình kinh doanh này để độc giả có thể hiểu rõ hơn.
Nội Dung Bài Viết
- 1 eCommerce là gì?
- 2 Các hình thức eCommerce là gì?
- 2.1 Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
- 2.2 Doanh nghiệp với khách hàng (B2C)
- 2.3 Khách hàng với Khách hàng (C2C)
- 2.4 Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E)
- 2.5 Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)
- 2.6 Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
- 2.7 Chính phủ với Chính phủ (G2G)
- 2.8 Chính phủ với Công dân (G2C)
- 2.9 Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)
- 3 Các loại hình giao dịch eCommerce là gì?
- 4 Các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và trên thế giới
eCommerce là gì?
Trong tiếng Anh, eCommerce là chữ viết tắt của Electronic Commerce tức thương mại điện tử, thuật ngữ vốn đã quá quen thuộc với chúng ta những năm gần gây. Sau đây hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về những điều liên quan đến eCommerce nhé.
EBusiness là gì?
EBusiness thực chất là quá trình kinh doanh điện tử của một doanh nghiệp, nó bao gồm những công đoạn như quản trị hoạt động kinh doanh trên nền tảng online, quản trị hoạt động logistic, làm Maketing thông qua Affiliate…
Dựa trên định nghĩa về eCommerce là gì và eBusiness là gì, chúng ta dễ dàng phân biệt được điểm khác biệt của chúng. Vậy, eCommerce chỉ là một mảng trong cả lĩnh vực rộng lớn mang tên eBusiness.
eCommerce website là gì?
Dễ hiểu, nếu eCommerce là gì được định nghĩa là thương mại điện tử, vậy eCommerce website tạm dịch là trang web thương mại điện tử, nơi cung cấp những thông tin được doanh nghiệp thiết lập nhằm phục vụ cho việc mua bán diễn ra nhanh chóng và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Tại những website này, người kinh doanh mặt hàng hay dịch vụ có thể trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình kèm theo nhiều thông tin hấp dẫn, đặc biệt là giảm giá. Người mua thì không cần tìm đến cửa hàng trực tiếp mà vẫn xem và mua được hàng thông qua giao diện hiện đại.
ECommerce executive là gì?
ECommerce executive là từ dùng để chỉ vị trí nhân sự, người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp. Hiện đây là nghề khá hot vì mỗi công ty đều có xu hướng phát triển mạnh eBusiness.
Làm eCommerce executive là làm gì? Nhiệm vụ của công việc này sẽ là phát triển các kênh bán hàng online, triển khai tối ưu các công cụ tìm kiếm, các chiến dịch chạy quảng cáo Facebook, Instagram, Google, phối hợp xử lý đơn hàng, theo dõi và báo cáo kết quả kinh doanh,…
Để có thể đảm đương tốt các nhiệm vụ trên, chuyên viên eCommerce phải có đầu óc tư duy, biết lập kế hoạch rõ ràng cho những chiến dịch, có kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, nhất là phải am hiểu về công nghệ thông tin.
Các hình thức eCommerce là gì?
Bạn đã từng nghe đến những cụm từ như doanh nghiệp B2B, ngành B2C mà người ta hay trao đổi với nhau. Các thuật ngữ này xuất phát từ ngành ngành e commerce đấy. Hãy ghi chú lại ý nghĩa của chúng để có thêm nhiều kiến thức về eCommerce là gì bạn nhé.
Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
B2B (business-to-business) là một mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử. Ở đây, các giao dịch sẽ diễn ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, ví dụ như giữa nhà sản xuất với người buôn bán, giữa nhà bán sỉ với nhà bán lẻ.
Doanh nghiệp với khách hàng (B2C)
B2C (business-to-consumer) là mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà ở đó, các giao dịch sẽ diễn ra trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng cuối cùng sử dụng sản phẩm. Ví dụ như nhà hàng cung cấp bữa ăn cho thực khách, cửa hàng bán quần áo cho người có nhu cầu về trang phục,…
Khách hàng với Khách hàng (C2C)
Lúc mới tìm hiểu về eCommerce là gì, có thể bạn cũng chỉ nghe qua hai thuật ngữ trên. Tuy nhiên, ngành này còn có nhiều thuật ngữ lạ khác, ví dụ như C2C.
C2C (consumer-to-consumer) là mô hình kinh doanh mà người mua và bán không còn là doanh nghiệp, họ chỉ là những cá nhân sử dụng một nền tảng trung gian để thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa.
Điển hình của mô hình này chính là Shopee, Lazada, Sendo,… các ông hoàng đang thống trị phần lớn thị phần.
Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E)
B2E (business-to-employee) là một mô hình kinh doanh diễn ra trong nội bộ công ty hay doanh nghiệp. Hiện nay, B2E thường được áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ như giáo dục, y tế, sản xuất,…
Mô hình này có rất nhiều lợi ích, trong đó quan trọng nhất là tăng thêm nhiệt huyết làm việc của lao động, giúp họ tự nguyện trung thành với doanh nghiệp vì cảm thấy mình có nhiều đóng góp tích cực.
Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)
B2G (business-to-government) là mô hình kinh doanh phức tạp hơn hết, liên quan đến chính sách công và chính trị.
Những ví dụ thực tế cho B2G như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xây dựng cơ sở hạ tầng cho chính phủ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới công nghệ thông tin,…
Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
G2B (government-to-business) gồm những dịch vụ mà nhà nước cung cấp cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động như thanh tra, giám sát thuế, giám sát tài chính, thông tin về quy hoạch sử dụng đất, ban hành các văn bản hành chính, luật lệ kinh doanh,…
Khi được hỏi eCommerce là gì, nếu bạn am hiểu thêm những thuật ngữ mang tầm vĩ mô như quan hệ giữa chính phủ với những đối tượng khác, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng gây được ấn tượng tốt với mọi người.
Chính phủ với Chính phủ (G2G)
eCommerce là gì theo kiểu G2G (government-to-government) chính là mô hình sử dụng trong nội bộ các cơ quan chính phủ. Nó được hiểu như khả năng phối hợp, chuyển giao và cung cấp dịch vụ giữa các cấp, ngành, trong quá trình điều hành cũng như quản lý nhà nước.
Trên thực tế, G2G chỉ xảy ra nếu một tổ chức nhà nước đã thực hiện tốt cải cách hành chính. Nhờ vậy mà việc ban hành công văn hay tiếp nhận đơn từ giữa các bộ phận cũng nhanh chóng hơn.
Chính phủ với Công dân (G2C)
G2C (government-to-citizen) là mô hình trao đổi thông tin giữa chính phủ và công dân hay một cá nhân trong tổ chức. Nó thường diễn ra ở quy mô nội bộ đảng phái, bang hay một địa phương nhất định.
Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)
C2B (consumer-to-business) là mô hình mà người tiêu dùng tạo ra giá trị, sau đó đem bán lại cho doanh nghiệp. Điển hình cho C2B là các bài viết review sản phẩm, các hoạt động tạo dựng blog để đánh giá và nêu lên trải nghiệm. Hiện nay, hình thức này khá phổ biến trong lĩnh vực khách sạn, ẩm thực, làm đẹp,…
Các loại hình giao dịch eCommerce là gì?
Nếu đã hiểu được khái niệm eCommerce là gì một cách rõ ràng, có lẽ sẽ thật thiếu sót khi bạn chưa biết đến các loại hình giao dịch trong mảng này.
Hiện nay, đang có 5 loại hình giao dịch thương mại điện tử được áp dụng:
Thư điện tử
Electronic mail hay e-mail thường được sử dụng nhiều bởi các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhằm để trao đổi thông tin một cách minh bạch, chính xác cũng như tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Thanh toán điện tử
Thuật ngữ electronic payment là một hình thức thanh toán phí thông qua electronic message thay cho tiền mặt. Nếu bạn đã từng mua sắm online, chắc chắn bạn đã một lần sử dụng Momo, VNPay, Ví điện tử Shopee, chuyển khoản ngân hàng,… Tất cả hoạt động này gọi là thanh toán điện tử.
Một số thuật ngữ khác liên quan đến thanh toán điện tử trong eCommerce:
- Financial Electronic Data Interchange – FEDI: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính
- Internet Cash: Tiền mặt điện tử
- Electronic purse: Ví điện tử
- Digital banking: Dịch vụ ngân hàng số hóa
- Internet Banking: Ngân hàng điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử
Trao đổi dữ liệu hay dung liệu điện tử có tên gọi tiếng Anh là electronic data interchange (EDI). Nó được hiểu đơn giản là việc truyền tải thông tin từ máy tính này sang máy tính khác theo một cấu trúc đã được thỏa thuận, thống nhất từ trước.
Truyền dung liệu
Ý niệm về truyền dung liệu trong thương mại điện tử có vẻ hàn lâm và khó hiểu hơn. Nó được hiểu là nội dung của hàng hóa số và sẽ giao nhận ngay trên nền tảng Internet.
Mua bán hàng hóa hữu hình
Đây là loại hình giao dịch phổ biến và gần gũi nhất với chúng ta. Ngoài những hàng hóa vô hình, thì mua bán thực phẩm, quần áo, ô tô, đồ dùng gia dụng,… chính là hàng hóa hữu hình trên sàn thương mại điện tử hiện nay.
Các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và trên thế giới
Thời đại 4.0 hay thậm chí là 5.0, các platform như sàn thương mại điện tử đã tạo tiền đề thúc đẩy việc kinh doanh mua bán trong eBusiness ngày càng phát triển. Sau đây, cùng ThuthuatOffice điểm mặt gọi tên một số website thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và trên thế giới.
Các website thương mại điện tử lớn tại Việt Nam
Biết được eCommerce là gì là chưa đủ nếu bạn không biết đến top 5 website lớn trong ngành:
- Shopee (trụ sở tại Singapore)
- Lazada (thuộc sở hữu của Alibaba)
- Tiki (được sáng lập bởi người Việt Nam)
- Sendo (thuộc sở hữu của FPT)
- Hotdeal (trụ sở tại Việt Nam)
Các website thương mại điện tử lớn trên thế giới
Trong khi chúng ta còn khá mơ hồ về eCommerce là gì, eBusiness, B2B, B2C có ý nghĩa ra sao, thì thế giới đã tồn tại rất nhiều sàn thương mại điện tử với doanh số bán hàng cao ngất ngưởng.
- Trung Quốc: Taobao, Alibaba.com, Tmall
- Mỹ: Amazon, eBay
- Vương quốc Anh: Amazon U.K., Argos, Play.com
- Hàn Quốc: Gmarket, Coupang
- Nhật Bản: Rakuten
Hiện nay, eCommerce là gì không nằm ở mức một câu hỏi mà nó thật sự đã trở thành một môn học. Nhiều trường đại học đã áp dụng dạy và giảng giải về ngành này. Bấy nhiêu thôi cũng đã cho thấy tầm ảnh hưởng rộng rãi của nó đối với nền kinh tế thế giới.
Xem thêm:
Trên đây là toàn bộ những thông tin về “eCommerce là gì?” mà ThuthuatOffice đã tổng hợp và cung cấp giúp bạn có được những cái nhìn sâu rộng trong ngành thương mại điện tử này. Nếu thấy bài viết bổ ích và muốn đón đọc thêm những kiến thức mới, đừng ngần ngại Like, Share hay để lại Comment bên dưới bạn nhé.
Là gì -Thoái vốn là gì và những điều cần biết về vấn đề thoái vốn của doanh nghiệp
Deadline nghĩa là gì mà khiến dân văn phòng ám ảnh đến vậy?
Hợp đồng nguyên tắc là gì và những điều cần biết khi kinh doanh mua bán
Telesale là gì? Có thật sự chỉ là gọi điện được thì được không được thì thôi?
Intern là gì? Các thông tin hữu ích về Intern mà bạn cần biết năm 2021
Lỗi dính chữ trong Word và cách khắc phục nhanh chóng
Tuyển dụng là gì? Tuyển dụng có phải là quản trị nhân sự không?