BSC là gì? 5 phút tìm hiểu về BSC và ứng dụng thực tiễn trong doanh nghiệp

BSC là gì? Đây là công trình nghiên cứu của hai Giáo sư Đại học Harvard là Robert S. Kaplan và David Norton, được công bố lần đầu vào năm 1992. Sau đó, BSC đã lọt vào top 10 công cụ quản lý được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Vậy bạn đã biết thực sự BSC là gì chưa? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây tại bài viết của ThuthuatOffice.

BSC là gì?

Nội Dung Bài Viết

BSC là gì?

Đầu tiên hãy đi tìm hiểu xem BSC là gì? Theo Wikipedia, BSC là thuật ngữ viết tắt của Balanced Scorecard, dịch ra tiếng việt là “Thẻ điểm cân bằng”. Đây là phương pháp quản lý hiện đại dựa trên mục tiêu. Theo đó định hướng phát triển của doanh nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu, các mục tiêu được tổ chức đó xây dựng một cách hài hòa, cân đối dựa trên các ưu tiên quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp.

Hệ thống này giúp định hướng hành vi của toàn bộ các hệ thống trong công ty – giúp mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và làm cơ sở cho hệ thống quản lý và đánh giá công việc.BSC là gì?

Điểm khác biệt giữa KPI và BSC là gì?

Để tìm hiểu sự khác biệt giữa KPI và BSC là gì, chúng ta cần tìm hiểu cơ bản khái niệm về KPI.

KPI – Key Performance Indicators là công cụ quản trị mục tiêu đánh giá “sức khoẻ” của doanh nghiệp, của một bộ phận hay cá nhân. Với mỗi vị trí, chức vụ sẽ có một bản KPI khác nhau đo lường hiệu quả, hiệu suất và tính bền vững của công việc hay nói cách khác là đánh giá năng lực của mỗi nhân viên, từ đó định hướng công việc cho họ.

Dựa trên khái niệm sơ lược về KPI và BSC, có thể chỉ ra rằng BSC sẽ giúp nhà lãnh đạo đưa ra được những chiến lược chi tiết và cụ thể tới từng nhân viên. Còn KPI sẽ giúp đo lường hiệu quả công việc của từng người, từ đó lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá năng lực và định hướng công việc cho nhân viên của mình. Hiểu nhân viên, đưa được mong muốn của mình tới gần nhân viên giúp các chiến lược của ban lãnh đạo được thực hiện theo đúng định hướng và mục tiêu đã đề ra.BSC là gì?

Điểm mạnh của BSC là gì?

1. BSC giúp cho doanh nghiệp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn

Balanced Scorecard cung cấp một bộ khung thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố mục tiêu với nhau, nghĩa là chúng đã đồng thuận với một chiến lược cốt lõi nhất định. Kết quả thực hiện các yếu tố mục tiêu này chính là các mảnh ghép để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về chiến lược của doanh nghiệp bạn.

2. Giúp cải thiện tốt hơn hiệu quả truyền thông doanh nghiệp

Khi đã có một bức tranh chiến lược hoàn chỉnh, tất cả chiến lược được “vẽ” trên một mặt giấy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn để triển khai kế hoạch truyền thông doanh nghiệp, bao gồm cả truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ.

Ngoài ra, mô hình BSC còn giúp nhân viên hiểu rõ hơn về nội dung chiến lược mà còn có ấn tượng và dễ nhớ tới từng ưu điểm, nhược điểm, cụ thể:

3. Tạo điều kiện cho sự liên kết tốt hơn

Với Balanced Scorecard, các thành viên của tổ chức có thể dễ dàng liên kết các mục tiêu và mục tiêu của họ ở các cấp độ khác nhau của công ty. Nó giúp bạn không phải phỏng đoán khi cố gắng hiểu trách nhiệm của mọi người và nó giúp các nhóm và phòng ban được đồng bộ hóa theo một cấu trúc. Điều này cũng dẫn đến việc có một bức tranh rõ ràng hơn nhiều về các dự án và sáng kiến, hy vọng sẽ chuyển thành thời gian quay vòng ngắn hơn với kết quả tối ưu hơn.

4. Kết nối cá nhân nhân viên với các mục tiêu của tổ chức

BSC giúp nhân viên “để mắt đến giải thưởng” có thể nói là về mục tiêu. Những người lao động cá nhân có thể thấy nó giúp ích cho hiệu suất của chính họ khi họ có thể nhìn thấy mục đích lớn hơn đằng sau các mục tiêu mà họ muốn đạt được. Nó cũng có thêm lợi ích là giúp nhân viên tìm thấy mục đích trong tổ chức, do đó giữ chúng tham gia vào công việc của họ.

5. BSC sẽ cải thiện hiệu suất báo cáo tổng quan

BSC có thể được sử dụng để làm đề cương báo cáo tổng quan. Điều này giúp cho việc báo cáo trở nên nhanh chóng và gọn gàng hơn, với các nội dung tập trung được rõ nhất vào các vấn đề chiến lược quan trọng nhất.BSC là gì?

Nhược điểm của BSC là gì?

Mặc dù có rất nhiều lợi thế khi triển khai BSC, nhưng song song với các ưu điểm tất nhiên vẫn có các trở ngại và bất lợi tiềm ẩn:

1. BSC cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với tổ chức

Thẻ điểm cân bằng được cho là cung cấp một khuôn khổ tiêu chuẩn cho các hoạt động. Tuy nhiên, BSC cần được tuỳ chỉnh linh hoạt tuỳ theo nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng hệ thống này trong quản lý. Vì thế, BSC không thể nào được sao chép từ một doanh nghiệp rồi ứng dụng lên một cơ sở khác.

2. BSC cần sự hỗ trợ từ lãnh đạo để thành công
Để BSC phát huy hết tác dụng, nó phải được thực hiện từ các phòng ban thấp nhất cho đến các bộ phận quan trọng nhất của tổ chức. Nói cách khác, BSC rất cần sự ủng hộ thực hiện từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.  Mà đôi khi điều này đôi khi có thể mất thời gian để thuyết phục, chưa kể đến việc học tập liên quan đến việc cả tổ chức sử dụng hệ thống mới.

BSC là gì?

3. Có thể trở nên phức tạp
Bản thân khuôn khổ của hệ thống thẻ điểm cân bằng đòi hỏi một lượng thời gian và công sức nhất định để thực sự hiểu và nắm rõ. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ Internet, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp vô số tài liệu, sách tham khảo về BSC, vô hình chung dẫn người đọc sa lầy  trong vô vàn ví dụ về phương pháp tổ chức BSC.

4. Đòi hỏi rất nhiều dữ liệu
Hầu hết các BSC yêu cầu người quản lý và các thành viên trong nhóm báo cáo thông tin, có nghĩa là ghi lại dữ liệu. Dẫn đến việc n hiều người không thích điều này vì họ thấy nó tẻ nhạt và cũng có thể cản trở việc thực hiện công việc cần thiết để đạt được các mục tiêu.

Cấu trúc mô hình BSC là gì?

Mô hình BSC gồm 4 yếu tố chính và cũng là thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: BSC là gì?

1. Tài chính: Bao gồm các loại chi phí, dòng tiền, các khoản lợi tức, tốc độ tăng trưởng doanh thu… Nếu như trước kia, lợi nhuận kiếm được là chỉ tiêu để xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì ngày nay, chúng chỉ là mảnh ghép trong bức tranh hoạt động tổng thể. Doanh nghiệp có thể vẫn hoạt động bình thường thu được nhiều lợi nhuận, nhưng vẫn tồn tại các nguy cơ rủi ro dễ gây phá sản. Vì vậy, cần quan tâm đến 3 yếu tố BSC còn lại để định hướng dài hạn.

2. Khách hàng: Đây là yếu tố quan trọng, trực tiếp tạo ra nguồn doanh thu ở hiện tại và trong tương lai. Sự hài lòng của khách hàng là chỉ số thành công của doanh nghiệp và cần được đo lường thông qua khảo sát. Bằng các kết quả thu được, doanh nghiệp mới đặt ra những mục tiêu cụ thể, tập trung vào việc thỏa mãn những nhu cầu của người mua.

3. Quy trình nội bộ: Giúp doanh nghiệp rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc và vận hành bộ máy nội bộ. Hoạt động của một doanh nghiệp đang diễn ra tốt đẹp nếu các chỉ số nhỏ lẻ như tốc độ tăng trưởng ổn định, số phần trăm người lao động gắn bó tăng, thời gian và hiệu quả xử lý công việc được rút ngắn…Nhiệm vụ cải thiện các lỗ hổng cũng cần được coi là một bước trong mục tiêu chiến lược.

4. Học tập và phát triển: Chất lượng nhân sự và công cụ hỗ trợ làm việc sẽ quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Việc xem xét các công cụ, hành động và chính sách có liên quan đến năng lực, hiệu suất làm việc cũng cần được quan tâm, đo lường. Nếu kết quả trả về tốt cũng đồng nghĩa doanh nghiệp đang mang về cho mình sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Các mục tiêu chiến lược BSC là gì?

Trên cơ sở phân tích bức tranh tổng thể của BSC, doanh nghiệp nên lựa chọn 3- 4 chiến lược để giúp đạt được tầm nhìn đã đặt ra. Các chiến lược này phải thỏa nguyên tắc giúp tận dụng hoặc xây dựng, phát triển năng lực lõi (hay lợi thế cạnh tranh) riêng của doanh nghiệp. Để lựa chọn được các chiến lược phù hợp, doanh nghiệp cần phải dựa vào các tiêu chí sau:

BSC là gì?Các mục tiêu này được liên kết chặt chẽ theo quan hệ nhân quả, thông qua các đường kết nối dẫn từ phương diện học hỏi và phát triển, tạo thành một sơ đồ chiến lược thành phần. Mục tiêu chiến lược nên đặt bắt đầu bằng các từ khóa: Tăng, Giảm, Tối ưu hoá, Tối thiểu hoá, Cải thiện, Xây dựng, Duy Trì.

Từ đó, doanh nghiệp có thể bắt đầu xây dựng sơ đồ chiến lược cấp công ty cùng với các chỉ tiêu đo lường nhất định.

Theo (Tiến sĩ Michael Court – Chuyên gia Tư vấn trưởng của Balanced Scorecard Việt Nam) Chính hệ thống cánh buồm chứ không phải là hướng gió giúp doanh nghiệp xác định hướng đi. BSC là một phương pháp chuyên biệt giúp mọi nhân viên sử dụng một ngôn ngữ chung, gắn kết mọi hoạt động của họ với chiến lược và tầm nhìn của công ty. Bởi vậy để một doanh nghiệp đạt được thành công, vẫn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và các quyết định khác nữa.

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ nội dung về BSC và các thông tin liên quan đến BSC. Hy vọng với bài viết trên, ThuthuatOffice đã cung cấp đến bạn đọc phần nào tổng quan cơ bản về BSC là gì cũng như các khía cạnh thông tin về BSC. Nếu bạn cảm thấy bài viết có ích, đừng quên chia sẻ nhé.

Hoàng Nhi

Là gì -