Giải đáp hoạch định là gì cực chi tiết chỉ trong 1 nốt nhạc

Hoạch định là gì? Đó là chức năng nền tảng của các nhà quản trị viên. Trong điều kiện môi trường luôn biến động, nội bộ các tổ chức luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn – muốn tối thiểu hóa những rủi ro đó thì hoạch định là một chức năng rất quan trọng. Vậy để hiểu rõ hơn về hoạch định là gì, phân loại và áp dụng ra sao thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của ThuthuatOffice nhé.

Nội Dung Bài Viết

Hoạch định là gì?

Hoạch định là gì 01

Hoạch định là một tiến trình trong đó nhà quản trị cần định hướng, xác định hướng đi cho doanh nghiệp trong tương lai; trong quá trình hoạch định nhà quản trị cần phải xác định mục tiêu, hoạch ra những hành động nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.

Để cụ thể hơn thì bạn có thể hiểu các công việc trong hoạch định chính là phương thức xử lý giải quyết các vấn đề theo kế hoạch, hành động cụ thể đã đề ra trước đó.

Do đó hoạch định giữ chức năng mở đường cho các hoạt động quản trị khác trong doanh nghiệp. Để công tác hoạch định đạt kết quả tối ưu nhất thì phải đáp ứng được các yêu cầu như: Nhất quán, khả thi, cụ thể, linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, khoa học, linh hoạt, khách quan nhất có thể.

Các nhóm cụ thể trong quy trình hoạch định là gì?

Hoạch định mục tiêu là gì?

Hoạch định là gì 02

Hoạch định mục tiêu là khâu thiết yếu trong điều hành doanh nghiệp/tổ chức. Hàng năm, lãnh đạo doanh nghiệp/tổ chức vẫn thường thiết lập hệ thống mục tiêu liên kết từ cấp công ty, bộ phận tới từng cá nhân, qua đó mỗi nhân viên sẽ biết được mục tiêu cụ thể cần thực hiện.

Hoạch định tài chính là gì?

Hoạch định là gì 03

Hoạch định tài chính là sự phối trí tất cả các chương trình hành động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian trên cơ sở tiền tệ. Thông qua kế hoạch tài chính, người ta phân bổ và tìm kiếm các nguồn lực cho các chương trình.

Kế hoạch tài chính thể hiện tổng hợp mục tiêu của các hoạt động của doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ thông qua các chỉ tiêu như doanh số, lợi nhuận, tăng trưởng của tài sản… Kế hoạch tài chính như là biện pháp để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

Hoạch định nguồn nhân lực là gì?

Hoạch định là gì 04

Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực để vạch ra kế hoạch làm thế nào để đảm bảo mục tiêu “đúng người, đúng việc, đúng nó, đúng lúc “.
Hoạch định nguồn nhân lực sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi sau:

Nhiều người cho rằng hoạch định nguồn nhân lực chỉ đưa ra những con số một cách cứng nhắc và áp đặt trong khi nhân lực ngày càng biến động. Nhưng trên thực tế các kế hoạch nguồn nhân lực dài hạn thường được cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn hạn. Các kế hoạch này có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt theo tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Hoạch định chiến lược là gì?

Hoạch định là gì 05

Hoạch định chiến lược là một chức năng quản trị của một tổ chức, bao gồm việc: xác định các ưu tiên, tập trung các nguồn lực, và củng cố các hoạt động vận hành, nhằm bảo đảm cho các nhân viên của tổ chức và các bên có liên quan khác cùng hướng đến những mục tiêu chung.

Việc hoạch định chiến lược có hiệu quả không chỉ vạch ra đích đến mà tổ chức muốn đạt được và những gì cần phải làm để đi đến đó, mà còn nêu rõ cách thức đo lường mức độ thành công.

Hoạch định chiến lược marketing là gì?

Hoạch định là gì 06

Hoạch định chiến lược marketing trong tiếng Anh là Planning Marketing Strategies.

Hoạch định chiến lược marketing là doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing và xác định các biện pháp marketing cụ thể vào thị trường mục tiêu.

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing và marketing-mix nhằm đáp ứng được các đoạn thị trường mục tiêu mà họ đã chọn.

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là gì?

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là gì? Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là bao gồm thu thập, phân tích, lập kế hoạch về nguồn lực: tài chính, nhân lực, thương hiệu, quy trình hệ thống quản lý,… mà doanh nghiệp hiện đang nắm giữ.

Ưu điểm của việc hoạch định là gì?

Hoạch định là gì 07

Nhược điểm của hoạch định là gì?

Các bước trong quy trình hoạch định là gì?

Bước 1: Xây dựng sứ mệnh và đề ra các mục tiêu

Việc vạch ra sứ mệnh và mục tiêu là bước đầu tiên cho mọi công tác quản trị, bởi nó sẽ giúp bạn xác định được những vấn đề sau: công ty kinh doanh ngành gì trên những lĩnh vực nào? công ty sẽ cam kết những điều gì? Kết quả công ty cần đạt được là gì?,…

Bước 2: Phân tích môi trường vi mô và vĩ mô

Hoạch định là gì 08

Các hoạt động của doanh nghiệp không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong công ty mà còn phải chịu sự tác động của môi trường bên ngoài. Vì vậy là một nhà quản trị bạn cần phải xác định được các cơ hội, mối đe dọa có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp.

Để xác định được cơ hội và đe dọa bạn có thể dựa trên mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, khách hàng, nhà cung cấp, các sản phẩm và dịch vụ thay thế.

Bên cạnh việc xác định về môi trường bên ngoài bạn cũng cần phải quan tâm các yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp để xác định điểm mạnh điểm yếu dựa trên đó làm nền tảng xây dựng chiến lược cho công ty. Đó cũng là điều tất yếu để bạn có thể định vị cho thương hiệu và tạo sự khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn so với các đối thủ khác trên thị trường.

Bước 3: Xây dựng và thiết kế chiến lược

Dựa các bước trên đã phân tích bạn sẽ lựa chọn cho doanh nghiệp chiến lược phù hợp nhất để phát triển các hoạt động của công ty, ví dụ như một số chiến lược sau: Chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm,…

Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch cho các chiến lược

Kế hoạch cho các chiến lược cần được cụ thể, khả thi và có thể đo lường được và phải đảm bảo được các nội dung sau: mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ của công ty, phương thức tiếp cận các đối tượng mục tiêu, sử dụng các chiến thuật phù hợp với năng lực đội ngũ nhân viên,…

Bước 5: Kiểm tra và đánh giá kết quả

Đây là bước để các nhà quản lý có thể giám sát biết được công tác hoạch định cũng như kết quả thực hiện của các chiến lược có thật sự hiệu quả để điều chỉnh, đề xuất biện pháp đưa ra hướng đi tốt nhất cho các hoạt động kinh doanh, marketing và các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Bước 6: Tiếp tục việc hoạch định

Vì hoạch định là một tiến trình liên tục không ngừng nghỉ của doanh nghiệp nên hoạch định cần được thực hiện một cách thường xuyên để luôn đưa ra được những định hướng dự báo tương lai sự phát triển của doanh nghiệp.

Các ví dụ về kế hoạch hoạch định của công ty lớn

Hoạch định chiến lược của Vinamilk

Hoạch định là gì 09

1.1 Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty Vinamilk

“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người“

“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”

Hoạch định là gì 10

“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ đời sống con người”

– Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch

– Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng đôí tác, hợp tác trong sự tôn trọng

– Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng và các bên liên quan khác

– Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập một các đạo đức

– Tuân thủ: Tuân thủ luật pháp, bộ quy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách quy định của công ty

1.2 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp

Hoạch định là gì 11

1.2.1 Môi trường vĩ mô quốc gia toàn cầu

Kinh tế phát triển đời sống cuả người dân ngày càng tăng lên nếu trước đây là thành ngữ “ăn no mặc ấm” thì sau khi gia nhập WTO là “ăn no mặc đẹp”. Nhu cầu tiêu dùng sữa của người Việt Nam ổn định, mức tiêu thụ bình quân hiện nay là 14lit/người/năm.

Sữa và các sẵn phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước đây chỉ có 1-2 nhà phân phối sữa chủ yếu là sữa bột và sữa đặc, hiện nay có 20 hãng nội địa và nhiều doanh nghiệp phân phối sữa phân chia thị trường tiềm năng. Tổng tiêu thụ sữa của người Việt tăng 15-20%/năm.

Hơn nữa Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ( trẻ em chiếm 36% dân số) mức tăng 1%/năm và thu nhập đầu người tăng 6%/năm. Đây chính là cơ hội và tiềm năng cho ngành sữa Việt Nam.

1.2.2 Môi trường văn hóa – xã hội

Việt Nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa, vì vậy đại bộ phận dân số chưa có thói quen tiêu thụ sữa. Trẻ em trong giai đoạn uống sữa mẹ trong cơ thể có men tiêu hóa đường sữa. Khi thôi sữa mẹ, nếu không được uống sữa tiếp thì cơ thể sẽ mất khả năng sản xuất men này. Khi đó đường sữa không được tiêu hóa sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy sau khi uống sữa. Chính vì vậy người lớn không thể uống sữa tươi.

Thêm vào đó, so với các thực phẩm khác và thu nhập của đại bộ phận gia đình Việt Nam thì giá của sữa còn khá cao. Những nước có điều kiện kinh tế khá đang xây dựng chương trình sữa học đường cung cấp miễn phí hoặc giá rẻ cho các cháu mẫu giáo và học sinh tiểu học, điều này không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất mà còn giúp trẻ có khả năng tiêu thụ sữa khi lớn lên.

Hoạch định là gì 12

1.2.3 Môi trường chính trị- pháp luật

Chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu sữa trong những năm gần đây chưa phát triển được sữa nội địa. Các chính sách chăn nuôi bò đang được đẩy mạnh góp phần tăng cường nguồn nguyên liệu cho các công ty sản xuất sữa trong nước thay vì nhập khẩu, để tăng cường sức cạnh tranh.

Việc Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội lớn cho sữa Việt Nam gia nhập thị trường thế giới và học hỏi kinh nghiệm. Qua đó cũng có nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sữa Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ sẽ không co sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn như Mead Johnson, Abbott.

Thêm vào đó nguồn nguyên liệu của nước ta luôn phải nhập khẩu từ bên ngoài, chính vì điều đấy làm cho giá sữa tăng cao.

Theo cam kết của WTO mức thuế nhập khẩu sữa đến năm 2012 là 25% nhưng hiện nay đang thấp hơn cam kết, tạo điều kiện cho các sản phẩm sữa ngoại nhập dễ dàng cạnh tranh với sữa nội địa.

Thuế xuất khẩu nguyên liệu cũng đang thấp hơn so với cam kết WTO. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hơn 70% nguyên liệu do nguồn cung cấp trong nước không đáp ứng được nhu cầu.

1.2.4 Phân tích ngành sữa ở Việt Nam

Ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị ảnh hưởng của chu kì kinh tế. Trên thị trường có 4 sản phẩm sữa chính: sữa bột, sữa nước, sữa đặc và sữa chua.

Sữa bột

  • Lợi nhuận cao nhất (40%)
  • Cạnh tranh gay gắt nhất
Sữa nước

Tổng doanh thu chiếm khoảng 43% tổng ngành sữa

Sữa đặc

  • Đang có dấu hiệu bão hòa
  • Tiêu thụ chu yếu ở nông thôn
Sữa chua

Doanh thu sữa chua năm 2009 đạt 2000 tỉ đồng tăng 11% so với 2008

1.3 Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp

Hoạch định là gì 13

Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất sữa. Hiện nay Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần toàn quốc, hiện công ty có trên 240 NPP trên hệ thống phân phối sản phẩm Vinamilk, có trên 140000 điểm bán hàng trên hệ thống toàn quốc. Bán hàng qua tất cả hệ thống siêu thị toàn quốc.

Vinamilk đã xây dựng một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam. Vinamilk chiếm lĩnh thị trường nhờ chiến lược quảng cáo, tiếp thị và không ngừng đổi mới sản phẩm. Vinamilk có khả năng xác định và am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng, điều này giúp công ty tập trung những nỗ lực phát triển để xác định đặc tính sản phẩm cho người tiêu dùng đánh giá.

Quy trình công nghệ: Vinamilk sử dụng công nghê sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy, nhập khẩu công nghệ từ các nước châu âu như: Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây truyền sản xuất. Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sử dụng hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun Niro của Đan Mạch

Về nguồn nhân sự: cho đến nay có 4000 công nhân viên đông đảo.

1.4 Phân tích ma trận SWOT và hình thành chiến lược kinh doanh

SWOT O

O1: Tiềm lực về thị trường rất lớn

O2: Một số đối thủ cạnh tranh đang bị suy yếu và mất dần lòng tin với khách hàng

T

T1: Một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam có tình hình chính trị, kinh tế bất ổn

T2: Tâm lý thích dùng hàng ngoại của khách hàng

S

S1: Vinamilk có thương hiệu mạnh

S2: Marketing của công ty có hiệu quả cao

S3: Vinamilk có mạng lưới rộng khắp, nhiều kênh

SO

S1S2O1: Đẩy mạnh quảng cáo hình ảnh thương hiệu

S1S2S3O1O2: Tập trung xây dựng chất lượng sản phẩm

ST

S1S2S3T1T2: Mở rộng phân phối đến các vùng xa đảm bảo ai cũng tiếp cận được sản phẩm

W

W1: Phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu

W2: Thị phần sữa bột chưa cao, chưa cạnh tranh được với sữa bột nhập khẩu

WO

W1W2O1O2: Tự chủ nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng để mở rộng tầm ảnh hưởng của sản phẩm

WT

W1W2T1T2: Không ngừng tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới giả cả hợp lí để giảm giá thành sản phẩm nhưng nâng cao chất lượng, học hỏi các công ty ngoại để có thêm kinh nghiệm

Hoạch định là gì 14

Các chiến lược đưa ra:

Hoạch định chiến lược của tập đoàn Vingroup

Hoạch định là gì 15

2.1 Tầm nhìn.

Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư – phát triển bền vững, Vingroup phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, có uy tín và vị thế trên bản đồ kinh tế Thế giới; xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của người Việt trên trường quốc tế.

2.2 Sứ mệnh. “VÌ MỘT CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN CHO NGƯỜI VIỆT”

Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ cao cấp với chất lượng quốc tế và am hiểu bản sắc địa phương; mang tính độc đáo và sáng tạo cao. Bên cạnh giá trị chất lượng vượt trội, trong mỗi sản phẩm – dịch vụ đều chứa đựng những thông điệp văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách hàng.

Đối với cổ đông và đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển; cam kết trở thành “Người đồng hành số 1” của các đối tác và cổ đông; luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững.

Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên.

Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc.

2.3 Giá trị cốt lõi. “TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN”

Hoạch định là gì 16

TÍN

TÂM

TRÍ

TỐC

TINH

NHÂN

2.4 Mục tiêu.

Hoạch định là gì 17

2.4.1 Mục tiêu ngắn hạn.

  1. Tập trung vào các khu phức hợp cao cấp, quy mô lớn tại các vị trí đắc địa và tiếp tục mở rộng tại các thành phố chiến lược
  1. Tăng trưởng doanh thu thường xuyên và hướng đến phân khúc khách hàng mục tiêu

Phát triển danh mục đầu tư và duy trì hiệu suất hoạt động cao tại các tòa nhà thương mại (văn phòng, trung tâm thương mại), các khách sạn và khu vui chơi giải trí:

Hướng đến thu nhập ngày càng tăng của tầng lớp trung và cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các phân khúc người tiêu dùng mục tiêu để phát triển.

  1. Đa dạng và tăng thu nhập từ bất động sản
  1. Tăng cường phát triển năng lực đội ngũ bán, cho thuê, quản lý dự án, và quản lý bất động sản nội bộ

Phát triển năng lực nội tại để tăng cường hiệu quả và hỗ trợ danh mục đầu tư bất động sản thương mại:

Hoạch định là gì 18

2.4.2 Mục tiêu dài hạn.

Hoạch định là gì 19

Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice về hoạch định là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác dưới đây:

Mong rằng những giải đáp về hoạch định là gì sẽ có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ dành riêng cho dân văn phòng nhé.

Là gì -