Design thinking là gì và 5 bước áp dụng design thinking hiệu quả trong công việc

Trước khi ThuthuatOffice giới thiệu với bạn Design thinking là gì, cách thức sử dụng thế nào, chúng tôi xin bật mí cho bạn một thông tin mở đầu thú vị khác: Design thinking là phương pháp được sử dụng nhiều ở các nước phát triển, trong các công ty, tập đoàn lớn như Apple, Nike, Google, Pepsi, Facebook,… những công ty hàng đầu trên thế giới, gắn liền với sự sáng tạo và uy tín. Từ đó có thể hiểu phương pháp này hiệu quả như thế nào nếu được áp dụng đúng cách.

Design thinking là gì

 

Nội Dung Bài Viết

Design thinking là gì?

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc lớn từ đầu bài viết: Design thinking là gì?

Design thinking (tư duy thiết kế) là phương pháp dựa trên quy trình cụ thể nhằm tìm ra giải pháp giải quyết những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp mang tính trừu tượng, đồng thời mở ra cánh cửa sáng tạo. Phương pháp này có cách tiếp cận bằng tư duy hình ảnh và hữu hình hóa giải pháp.

Design thinking giúp chúng ta rà soát lại vấn đề một cách toàn diện thậm chí ngay cả khi vấn đề đó đang mập mờ, thiếu thông tin, từ đó chỉ ra đâu là nguồn gốc chính nảy sinh và đề ra hướng giải quyết triệt để.

Chính môi trường doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt trên từng ngành nghề đã tạo điều kiện ứng dụng phương pháp Design thinking. Phương pháp không phải chỉ để giải quyết những thách thức đang tồn tại trong doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sức sáng tạo trong chính sản phẩm của họ.

Như vậy, bạn đã hiểu được “Design thinking là gì”, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng và tính ứng dụng của phương pháp này.

Tầm quan trọng của Design thinking

Design thinking đặc biệt hiệu quả đối với các công ty hoạt động theo phương châm đổi mới sản phẩm, đổi mới cách thức tiếp cận khách hàng… Thực tế, trong chính ngành nghề, mô hình hoạt động của doanh nghiệp cũng đã yêu cầu tính đổi mới hàng ngày, hàng giờ như: tiếp thị – truyền thông (vốn tạo dựng sự khác biệt cho từng đơn vị kinh doanh),…

Design thinking tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp cho chính công ty ứng dụng nó. Bạn sẽ không phải tiếp cận khách hàng một cách cảm tính, thiếu sự thấu hiểu, bạn tìm ra lỗ hổng và giải quyết nó từ gốc thay vì thấy gì làm đấy.

Doanh nghiệp có được một cách sử dụng hiệu quả những số liệu nghiên cứu thị trường thay vì mơ hồ và không biết dùng các tham số ấy thế nào, sau khi bỏ ra một khoản chi phí lớn.

Hiểu được “Design thinking là gì” rất quan trọng vì đó là hành trang tốt nhất cho bạn để phát triển bản thân, công việc.

Design thinking process

Sau khi hiểu được Design thinking là gì và tầm quan trọng của nó, chúng ta cùng tìm hiểu quy trình thực hiện phương pháp này một cách hiệu quả.

Design thinking

Empathize (Đồng cảm – Tìm insight khách hàng)

Trước khi tiến hành bước này, chúng ta cần có trong tay báo cáo kết quả nghiên cứu, phân tích đối tượng cả ngoại lực (thị trường, khách hàng) và nội lực (trong doanh nghiệp). Cần xác định rõ đối tượng chúng ta muốn hướng đến là ai và xác định rõ vấn đề mà đối tượng đang gặp phải là gì (ở đây đề cập đến khách hàng).

design thinking là gì

Lưu ý: vấn đề mà khách hàng đang mắc phải, cần được giải quyết và có thể phát sinh nhu cầu, ở đó doanh nghiệp mình có thể đáp ứng được. Mẫu số cần đủ lớn để hiệu quả về mặt số lượng và chất lượng. Có thể ngay cả khách hàng cũng không hiểu rõ vấn đề họ đang gặp phải hay chưa phát giác được rằng cần phải giải quyết nó ngay. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra nó và biến sản phẩm mình cung cấp thành giải pháp tối ưu.

Trong bước này, cần đặt khách hàng làm trung tâm và sử dụng cách suy nghĩ của khách hàng để hiểu rõ tiếng nói bên trong của họ.

Một cách thức tìm ra vấn đề là đặt các câu hỏi: Why? (Tại sao), What? (cái gì, điều gì), Who? (ai), Where? (ở đâu), How? (như thế nào). Hãy bắt đầu từ Why để liệt kê hàng loạt lý do và tiếp cận từng lý do với các câu hỏi còn lại để tìm ra vấn đề gốc rễ cần được giải quyết.

Define problem (Xác định vấn đề)

Sau khi đã có được toàn bộ thông tin liên quan ở bước trên, chúng ta tiến hành lắp ráp, phân tích, tổng hợp và xác định trọng tâm vấn đề cần giải quyết là gì. Khi đã nhận diện được vấn đề, chúng ta có khuynh hướng tập trung vào nó mà không lạc hướng, giảm rủi ro phân tán tài nguyên.

Bạn có thể sử dụng biểu đồ xương cá (Fish Bone) – một biến thể của Mind map – để có cái nhìn trực quan từ thông tin đã tìm ra ở bước 1 (empathize).

Mô hình xương cá Fish Bone trong Design thinking

Ideate (Tìm ý tưởng)

Đây là bước quan trọng trong toàn bộ quá trình, đánh dấu sự khác biệt và làm nền tảng cho tính sáng tạo trong sản phẩm.

Với nền tảng từ bước Empathize (đồng cảm) và Define problem (xác định vấn đề), chúng ta tiến hành Brainstorming để chọn lọc ra ý tưởng phù hợp, khả thi nhất.

Nguyên tắc trong khi Brainstorming: tôn trọng đồng đội; viết ra bất cứ ý tưởng nào nghĩ ra trong đầu chính người nghĩ cảm thấy điên rồ; phản biện nhưng không công kích, thóa mạ; cần có một người đứng đầu (leader để điều hòa buổi thảo luận.

Trình tự Brainstorming hiệu quả:

  1. Giới thiệu vấn đề cần giải pháp và nêu rõ nguyên tắc khi brainstorming.
  2. Viết ra giấy những ý tưởng xuất hiện trong đầu bạn bất kể bạn cảm thấy không khả thi, không liên quan… Thực tế có những ý tưởng hay ho nhưng hiệu quả mà bạn không thể ngờ tới. Một lý do khác: việc viết ra giấy là cách bạn đã gạt bỏ nó sang một bên, tiếp tục nghĩ thêm những ý tưởng mới hơn nữa.
  3. Dán ý tưởng lên bảng, sắp xếp ý tưởng có liên quan về một cụm. Sau đó tiến hành trình bày, phản biện để tìm ra một hoặc nhiều ý tưởng khả thi.

Brainstorming trong Design thinking

Prototype (Dựng bản mẫu)

Tiến hành thực hiện các ý tưởng đã tìm ra ở bước trước đó thành sản phẩm mẫu, mô hình.

Mục tiêu của bước này là tìm ra những ý tưởng, giải pháp hiệu quả và loại bỏ những mẫu không khả thi khi áp dụng vào giải quyết vấn đề đó.

Doanh nghiệp cũng nhận ra những mặt hạn chế trong sản phẩm, những vấn đề hiện hữu và tiến hành cải tiến sản phẩm.

Test (Kiểm tra)

Đây là bước cuối cùng của quy trình 5 bước của phương pháp Design Thinking. Trên thực tế, bước kiểm tra này thường lặp đi lặp lại nhiều lần từ thử nghiệm, sử dụng, đánh giá sản phẩm, cải thiện và xoay vòng.

Thậm chí sau khi sản phẩm đã được đưa ra trên thị trường nhưng vẫn phải tiến hành kiểm tra liên tục để có được một sản phẩm tốt nhất. Hay nói khi đã giải quyết một vấn đề cũng cần phải kiểm tra lại, vì có thể vô tình trong quá trình thực hiện lại nảy sinh một thách thức khác, hoặc nó thực sự chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Ví dụ về Design thinking

Doanh nghiệp sữa ABC đang tiến hành tạo ra sản phẩm mới. Trước đó, doanh nghiệp đã được phổ biến Design thinking là gì và các bước tiến hành.

Bước 1: Empathize

Thông qua nghiên cứu, phân tích hành vi người tiêu dùng, Bộ phận phát triển sản phẩm nhận thấy: khách hàng đang gặp rắc rối khi sử dụng hộp sữa: như chỉ có thể cầm nắm bằng cả lòng bàn tay, khách hàng đang quan tâm đến bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết khi mà các doanh nghiệp nước uống cũng đang tiếp cận ý thức này.

Bước 2: Define

Cần tạo ra sản phẩm vừa giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn trong việc cầm nắm sản phẩm và đảm bảo tính năng bảo vệ môi trường. Đồng thời đảm bảo rằng không gây ra lãng phí.

Bước 3: Ideate

Tìm ra ý tưởng:

Ý tưởng 1: tạo quai xách liền kề với hộp sữa bằng giấy bảo vệ môi trường, hạn chế được việc khách sử dụng túi ni lông để đựng. Quai xách có thể nới rộng khi xách 2 – 3 hộp sữa.

Ý tưởng 2: thiết kế túi xách bằng giấy dạng lưới có lỗ nhỏ có thể đựng được nhiều hộp sữa. Giấy được tái chế từ hộp sữa đã dùng sau khi vệ sinh.

Ý tưởng 3: …

Bước 4: Prototype

Doanh nghiệp tiến hành thiết kế mẫu theo các ý tưởng đã được chọn ở bước 3 và hiện thực hóa sản thành sản phẩm mẫu.

Bước 5: Test.

Doanh nghiệp tiến hành kiểm tra, đánh giá bước đầu và cho một nhóm mẫu khách hàng sử dụng, đánh giá, phản hồi trước khi ra quyết định đưa sản phẩm ra thị trường.

Design thinking

“Design thinking là gì” – hãy ghim ngay thắc mắc thuật ngữ này trong đầu, luôn suy nghĩ về nó và bắt đầu tìm hiểu. Bạn sẽ bắt đầu ghi nhớ, không ngừng tò mò về nó cho đến khi hiểu được phương pháp này, và một ngày nào đó bất giác ứng dụng ngay trong cuộc sống bởi tính hiệu quả mà Design thinking mang lại.

Xem thêm:

Như vậy, ThuthuatOffice đã giới thiệu cho bạn Design thinking là gì và các bước sử dụng phương pháp này sao cho hiệu quả. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn gỡ rối hay có được những ý tưởng tuyệt vời.

Hãy Like, Share, Comment để theo dõi và đón xem những thông tin thú vị khác mà ThuthuatOffice sẽ giới thiệu đến bạn trong thời gian tới nhé!

Tham khảo: Linkedin.com & 1office.vn.

Là gì -