Lương Net là gì? Cách tính và áp dụng Lương Net như thế nào

Lương Net là gì là khái niệm không mấy xa lạ với người lao động nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Biết được điều đó, bài viết này của ThuthuatOffice sẽ giải đáp chi tiết về khái niệm lương Net là gì, cách tính và so sánh Net với Gross để đem lại cho bạn một định nghĩa rõ ràng và chính xác nhất.

Luong-net-la-gi-00

Nội Dung Bài Viết

Lương Net là gì?

Lương Net là mức lương thực nhận của người lao động sau khi đã trừ đi các khoản bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân hay khoản khấu trừ khác.

Cách tính lương Net

Mức lương Net được tính theo công thức sau:

Lương Net = Tổng thu nhập – (BHXH + BHYT + BHTN + Thuế TNCN – nếu có)

Trong đó:

Lương net là gì 02

Như vậy, nếu nhận lương Net – người lao động sẽ bị trừ đi 10,5% mức lương cứng để chuyển nộp cho quỹ bảo hiểm. (chưa tính thuế thu nhập cá nhân).

Ví dụ: tổng thu nhập của A là 6 triệu đồng, mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm là 4,5 triệu đồng, không chịu thuế thu nhập cá nhân thì mức lương Net thực nhận của A là:

• Với mức lương cứng 4.500.000 đồng thì 10,5% tiền đóng bảo hiểm là: 472.500 đồng

• Lương Net = 6.000.000 – 472.500 = 5.527.500 đồng

Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo lương Net

Lương net là gì 03

Trước khi tính thuế TNCN theo lương Net cần quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo bảng quy đổi Phụ lục 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC:

BẢNG QUY ĐỔI THU NHẬP KHÔNG BAO GỒM THUẾ RA THU NHẬP TÍNH THUẾ
(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công)

STT Thu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng
(viết tắt là TNQĐ)
Thu nhập tính thuế
1 Đến 4,75 triệu đồng (trđ) TNQĐ/0,95
2 Trên 4,75 trđ đến 9,25trđ (TNQĐ – 0, 25 trđ)/0,9
3 Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ (TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85
4 Trên 16,05 trđ đến 27,25 trđ (TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8
5 Trên 27,25 trđ đến 42,25 trđ (TNQĐ – 3,25 trđ)/0,75
6 Trên 42,25 trđ đến 61,85 trđ (TNQĐ – 5,85 trđ)/0,7
7 Trên 61,85 trđ (TNQĐ – 9,85 trđ)/0,65

(Trích Phụ lục 02/PL-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính)

Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế được tính như sau:

Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản DN trả thay – Các khoản giảm trừ

Trong đó:

1. Thu nhập thực nhận: Là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng.

2. Các khoản trả thay: Là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do DN trả cho người lao động.

Chú ý: Trong các khoản trả thay nếu có tiền thuê nhà: Thì số tiền đó tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại đơn vị (chưa bao gồm tiền thuê nhà).

3. Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Ví dụ cụ thể: Tháng 9/2020, Công ty TNHH A ký hợp đồng lao động với Ông Nam với mức lương 31,5 triệu đồng/tháng.

Cách tính thuế TNCN theo lương Net phải nộp hàng tháng cho Ông Nam như sau:

Chuyển lương Gross sang Net

Lương Net = Lương Gross – (BHXH + BHYT + BHTN) – Thuế TNCN (nếu có)

Trong đó:

1. Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội từ tiền lương của người lao động được xác định như sau:

(Căn cứ: Quyết định số 595/QĐ-BHXH)

Quỹ hưu trí và tử tuất (BHXH) Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) Tổng
8% 1% 1,5 % 10,5%

Lương net là gì 04

2. Thuế TNCN: Người lao động chỉ phải nộp khi có thu nhập tính thuế. Thuế TNCN được tính theo công thức sau:

Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn – Các khoản giảm trừ) x Thuế suất

Bạn có thể tham khảo ví dụ minh họa sau:

Anh A làm nhân viên kinh doanh cho công ty X với mức lương Gross là 30 triệu đồng/tháng. Trong tháng, anh A sẽ phải trích đóng các khoản tiền sau:

Về các khoản BHXH:

Như vậy tổng số tiền anh A phải trích để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc/tháng là:

2,4 triệu đồng + 300.000 đồng + 450.000 đồng = 3,15 triệu đồng

Về thuế TNCN:

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân, mỗi người lao động được giảm trừ như sau:

– Giảm trừ gia cảnh đối với chính bản thân: 11 triệu đồng/tháng.

– Giảm trừ người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng/người.

– Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện.

Giả sử anh A có 01 người phụ thuộc, trong tháng anh A không đóng góp từ thiện, nhân đạo thì thuế TNCN trong tháng của anh A được tạm tính như sau:

– Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn – Các khoản giảm trừ =

30 triệu đồng – 3,15 triệu đồng – 11 triệu đồng – 4,4 triệu đồng = 11,45 triệu đồng

Thuế TNCN của anh A được tính theo các bậc như sau:

+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng, thuế suất 5%:

05 triệu đồng × 5% = 250.000 đồng

+ Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:

(10 triệu đồng – 05 triệu đồng) × 10% = 500.000 đồng

+ Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:

(11,45 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15% = 217.500 đồng

Tổng thuế TNCN = 250.000 + 500.000 + 217.500 = 967.500 đồng

Như vậy, lương Net mà anh A được nhận là:

Lương Net = 30 triệu đồng – 3,15 triệu đồng – 967.500 đồng = 25.882.500 đồng

Sự khác biệt giữa lương Net và lương Gross

Lương net là gì 05

Tiêu chí Lương Gross Lương Net
Khái niệm Là tổng tiền lương người lao động được người sử dụng lao động chi trả mỗi kỳ trả lương. Là tiền lương thực nhận của người lao động mỗi kỳ trả lương.
Về bảo hiểm và thuế Bao gồm:

BHXH (8%)

BHYT (1,5%)

BHTN (1%)

Thuế TNCN (nếu có)

Không bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN
Mối quan hệ Lương Net = Lương Gross – (BHXH + BHYT + BHTN) – Thuế TNCN (nếu có)
Chủ thể ưa chuộng Người lao động Người sử dụng lao động
Ưu điểm Người lao động có thể chủ động tính toán đối với mức lương của mình. Người lao động nhận đúng số tiền thỏa thuận, việc nộp bảo hiểm và thuế thu nhập do người sử dụng lao động tự tính toán và nộp.
Nhược điểm Người lao động phải tự tính toán số tiền đóng bảo hiểm và thuế thu nhập đồng thời cập nhật các quy định về việc đóng các khoản trên để tránh bị người sử dụng lao động tính sai. Người sử dụng lao động có thể sử dụng mức lương này để đóng bảo hiểm cho người lao động nên mức đóng có thể bị thấp dẫn tới mức hưởng các chế độ bảo hiểm cũng sẽ bị thấp.

Người lao động nên nhận lương Net hay Gross?

Nhiều doanh nghiệp chọn hình thức trả lương Net, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp chọn hình thức lương Gross và để người lao động tự đóng bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân…

Lương net là gì 06
Tuy nhiên, trên thực tế, người lao động nhận lương Net có nhiều khả năng phải đối mặt với rủi ro hơn. Bởi không phải doanh nghiệp nào sau khi trả lương Net cũng nghiêm túc đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động.

Phần 10,5% tiền bảo hiểm dù là tính vào lương người lao động nhưng cũng là tiền của doanh nghiệp và không ít doanh nghiệp dùng chiêu trò “trốn” đóng bảo hiểm nhưng vẫn ngang nhiên trừ khoản tiền này vào lương.

Lời khuyên mà các chuyên gia đưa ra là người lao động nên thỏa thuận nhận lương Gross dù phải tự đóng bảo hiểm cũng như thuế thu nhập cá nhân để bảo vệ quyền lợi của mình.

Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice về lương Net là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác dưới đây:

Mong rằng những giải đáp về lương Net ở trên sẽ có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ dành riêng cho dân văn phòng nhé.

Là gì -