Hiểu sơ đồ tư duy là gì và áp dụng cực nhanh trong 3 bước

Sơ đồ tư duy là gì? Có thể bạn chưa biết sơ đồ tư, duy đã được công nhận tính hiệu quả trong rất nhiều lĩnh vực, không chỉ giúp con người tăng khả năng ghi nhớ, lưu trữ thông tin mà còn kích thích sự sáng tạo và tư duy khoa học. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Các bước lập sơ đồ tư duy như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của ThuthuatOffice nhé.

Nội Dung Bài Viết

Khái niệm sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là gì 01

Đầu tiên hãy cùng đi trả là câu hỏi sơ đồ tư duy là gì? Về cơ bản thì đây là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu giữ, sắp xếp và xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông tin bằng cách sử dụng từ hay hình ảnh then chốt hoặc gợi nhớ nhằm làm “bật lên” những ký ức cụ thể và phát sinh các ý tưởng mới.

Mỗi chi tiết gợi nhớ trong Sơ đồ tư duy là chìa khóa khai mở các sự kiện, ý tưởng và thông tin, đồng thời khơi nguồn tiềm năng của bộ não kỳ diệu.

Sơ đồ tư duy là gì trong tiếng Anh?

Sơ đồ tư duy là gì 02

Một sơ đồ tư duy học Tiếng Anh là công cụ mang tính chiến lược giúp bạn xây dựng lộ trình học tập. Sử dụng sơ đồ, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về việc học Tiếng Anh. Hệ thống hóa các vấn đề liên quan để có chiến lược học tập hiệu quả nhất.

Bạn có tham khảo nội dung như sau: Mục tiêu học là gì? (giao tiếp, học thuật,…), Phương pháp học như thế nào?, Học ở đâu?, Tài liệu học tập gồm những gì? Tùy vào trình độ hiện tại của bạn để thiết lập các nội dung cần thiết và thêm vào những điểm lưu ý riêng.

Những nguyên tắc cơ bản để học hiệu quả với sơ đồ tư duy

Không có một khuôn mẫu cố định cho việc tạo lập sơ đồ tư duy Tiếng Anh. Tuy nhiên, cần lưu ý một vài nguyên tắc cơ bản để phát huy tối đa hiệu quả của công cụ quyền lực này.

Tư duy trực quan sơ đồ là gì?

Sơ đồ tư duy là gì 03

Tiếp đến sẽ là tư duy sơ đồ trực quan là gì? Tư duy trực quan sơ đồ được hiểu là loại tư duy mà việc giải quyết vấn đề dựa vào các hình ảnh của sự vật, hiện tượng. Đây là lối tư duy sáng tạo giúp bạn có nhiều ý tưởng và tạo sự chủ động trong cuộc sống.

Đặc điểm của tư duy trực quan hình tượng là sự quan sát trực tiếp đối tượng không dẫn ngay đến hành động mà trở thành hình ảnh của đối tượng ấy trong óc của người quan sát. Tiếp đó, người quan sát dùng chúng để hình dung trong đầu những tình huống vấn đề và những thay đổi của nó.

Nhờ vậy, các đối tượng lúc này được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau và tạo nên những tổ hợp mới về các đối tượng và về các tính chất của chúng. Đặc điểm này cho ta thấy tư duy trực quan sơ đồ trên thực tế không khác gì với trí tưởng tượng.

Bất kỳ ai sinh ra cũng có khả năng tư duy sáng tạo, nhưng nếu không hành động thì khả năng đó sẽ mất dần theo thời gian. Vì vậy, việc tư duy trực quan hình tượng là cách bạn vận động trí óc tư duy sáng tạo.

Bạn có thể thử ngầm trong đầu suy nghĩ về nhiều vấn đề, sự vật, hiện tượng có thật dựa trên hình ảnh biểu tượng mà không cần trực tiếp tiếp xúc. Từ đó, tìm ra các phương pháp giải quyết công việc của bạn như thế nào nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất.

Kỹ thuật dạy học sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là gì 04

Vậy kỹ thuật dạy học sơ đồ tư duy là gì? Đó là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì giúp giáo viên và HS trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ,…

Cách tiến hành cụ thể như sau:
– Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm/chủ đề/nội dung chính.
– Trung tâm sẽ được phát triển nối với các từ khóa/tiểu chủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh chính (thường tô đậm nét).
– Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay từ khóa/tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh, có thể thêm các hình ảnh hay các kí hiệu cần thiết).
– Việc phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm/nội dung/vấn đề liên quan luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về khái niệm/nội dung/chủ đề trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
– Trên mỗi nhánh chỉ viết 1 hoặc 2 từ khóa; có thể viết rất nhanh và khi đọc lại, não sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin.
– SĐTD có thể thể hiện dưới các dạng khác nhau nhưng vẫn đảm bảo cấu trúc gồm chủ đề chính liên kết với các nhánh nhỏ (tiểu chủ đề cấp 2),…Giáo viên nên thường xuyên cho HS sử dụng SĐTD khi làm việc nhóm và làm việc cá nhân để hệ thống kiến thức đã học trong môn học. SĐTD cũng giúp HS và giáo viên tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các phần mềm SĐTD trên máy tính.

Ứng dụng của sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:

Lợi ích sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là gì 05

Điểm cộng lớn nhất cho sơ đồ tư duy đẹp sáng tạo là giúp cho bạn nâng cao hiệu quả làm việc, tăng tính sáng tạo và tư duy khoa học. Sơ đồ tư duy là công cụ khá hoàn hảo cho bạn giúp tăng hiệu suất  làm việc, lên kế hoạch và ý tưởng khoa học, hợp lý hơn. Bạn dễ dàng xác định được mối liên hệ của các thông tin, dữ liệu, cải thiện năng lực ghi nhớ.

Sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp hữu hiệu để bạn phác thảo những ý tưởng độc đáo, những tư duy sáng tạo trong điều kiện thời gian bị hạn chế. Đây cũng là phương pháp cực kỳ tốt để bạn có thể sắp xếp những ý tưởng và xâu chuỗi chúng lại trong các mối liên hệ nhất định.

Bên cạnh đó, sử dụng màu sắc và những hình ảnh sinh động kết hợp với các từ khóa quan trọng trong “tấm bản đồ vạn năng” là điều kiện cần thiết để tăng cường lưu trữ thông tin. Chắc chắn rằng, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ tạo điều kiện cho bạn ghi nhớ bài học tốt hơn rất nhiều.

Nhược điểm sơ đồ tư duy là gì?

Cũng giống như những công cụ hay những phương pháp ghi nhớ khác, sơ đồ tư duy cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Mặc dù, khi bàn về sơ đồ tư duy, phần lớn là những ưu điểm vượt trội cho cả người học và người lao động.

Tuy nhiên, cũng không thể không nhắc đến những nhược điểm của sơ đồ tư duy:

Tuy sơ đồ tư duy tồn tại một số nhược điểm như đã nêu ở trên, nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận được một thực tế rằng sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của bạn.

Sơ đồ tư duy là gì 06

Cách lập sơ đồ tư duy?

Bước 1: Xác định từ khóa

Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm

Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)

Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …

Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa

Bạn có thể “hí hoáy” thêm một vài hình ảnh minh họa đơn giản để sơ đồ thêm sinh động. Bạn cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.

Cách sử dụng sơ đồ tư duy?

Sơ đồ tư duy là gì 07

Có thể bạn nên tham khảo vài lời khuyên sau:

Ví dụ như bạn muốn lập sơ đồ tư duy cho một tuần làm việc, hãy vẽ chủ đề trung tâm tuần sau vào giữa trang giấy trắng. Từ chủ đề bạn vẽ 7 nhánh lớn là thứ 2, thứ 3…cho đến chủ nhật, mỗi nhánh một màu.

Rồi từ mỗi thứ, bạn lại vẽ các nhánh nhỏ là các công việc bạn định làm trong thứ đó, mỗi công việc lại triển khai ra các ý chi tiết hơn như bạn định làm việc đó với ai (Who), ở đâu (Where), bao giờ (When), bằng cách nào (How)…

Cứ như vậy bạn sẽ có được trên cùng một trang giấy các công việc bạn định làm trong một tuần, và cái hay của sơ đồ tư duy ở chỗ là nó giúp cho bạn có cái nhìn tổng thể, không bỏ sót các ý tưởng; từ đó bạn có thể dễ dàng đánh số thứ tự ưu tiên các công việc trong tuần để sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả và hợp lý hơn so với một quyển sổ liệt kê các công việc thông thường.

Sơ đồ tư duy là gì 08

Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice về sơ đồ tư duy là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác dưới đây:

Mong rằng những giải đáp về sơ đồ tư duy ở trên sẽ có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ dành riêng cho dân văn phòng nhé.

Là gì -