Giải đáp lương khoán là gì cực chi tiết, dễ hiểu trong 3s
Có nhiều cách tính lương phổ biến trong đa số các doanh nghiệp có thể kể đến như: lương theo thời gian, theo sản phẩm,… Và trong đó hình thức trả lương khoán cũng rất phổ biến trong mối quan hệ lao động. Vậy để hiểu lương khoán là gì? Theo chân ThuthuatOffice tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Bài Viết
Lương khoán là gì?
Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu xem lương khoán là gì? Về cơ bản thì đây là một hình thức mà người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2021 như sau: người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo sản phẩm, theo thời gian hoặc là khoán.
Như vậy, trả lương khoán là một hình thức trả lương được pháp luật quy định và hình thức trả lương khoán là hoàn toàn hợp pháp.
Bên cạnh đó, theo điểm c Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2020 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 02 năm 2021 quy định: tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán can cứ vào khối lượng công việc, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc.
Hiện nay, pháp luật không có nội dung quy định chi tiết về khái niệm lương khoán. Dựa trên những quy định nêu trên, lương khoán có thể được hiểu là khoản lương được trả dựa theo khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc của người lao động. Lương khoán thường được áp dụng cho các công việc mang tính chất thời vụ, tạm thời.
Cách tính lương khoán là gì?
Vậy cách tính lương khoán là gì? Lương khoán là lương trả cho người lao động khi hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng được giao.
Lương khoán = Mức lương khoán x tỷ lệ % hoàn thành công việc
Hình thức trả lương căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoặc doanh thu trực tiếp cá nhân hoặc nhóm thực hiện; ngoài ra có thể dựa trên hệ số hoặc số điểm chức dan, bộ phận trực tiếp và gián tiếp sản xuất.
Lưu ý: Dù lựa chọn bất kỳ hình thức nào thì doanh nghiệp đều phải duy trì trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp thay đổi thì doanh nghiệp phải báo trước cho người lao động trong thời gian luật định.
Hình thức trả lương khoán là gì?
Theo quy định của pháp luật về lao động thì người lao động và người sử dụng lao động được phép thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm và lương khoản dựa trên cơ sở về tính chất công việc, điều kiện sản xuất kinh doanh. Cụ thể Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP :
– Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian căn cứ vào thời gian làm việc từng ngày, từng tuần, từng ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động:
+ Tiền lương tháng trả cho một tháng làm việc
+ Tiền lương tuần được trả cho 1 tuần làm việc. Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận về tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần sẽ được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.
+ Tiền lương ngày được trả cho thời gian 1 ngày làm việc.
Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng.
Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận về trả lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc theo tuần.
+ Tiền lương được trả cho một giờ làm việc. Nếu hợp đồng thỏa thuận trả tiền lương theo tháng, theo tuần hay theo ngày thì tiền lương giờ làm việc được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày.
– Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm và căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm được giao.
– Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Tiền lương được quy định như trên sẽ được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản ngân hàng của người lao động.
Như vậy, tiền lương khoán sẽ được căn cứ theo khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc. Tiền lương khoán được người sử dụng lao động trả vào tài khoản ngân hàng hoặc trả tiền mặt cho người lao động.
Lương khoán có phải đóng bảo hiểm không?
Về vấn đề hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không thì căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chỉ có những đối tượng sau đây mới thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
– Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010.
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an hoặc người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu khác.
– Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, hạ sĩ quan… phục vụ trong ngành quân đội hoặc công an.
– Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động theo nội dung quy định trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã có chức vụ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã mà có hưởng tiền lương.
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
– Công dân nước ngoài có giấy phép lao động hoặc có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề để hành nghề, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ vào các đối tượng thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trong đó có các đối tượng theo hợp đồng) thì trường hợp này, hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Do vậy, khi tham gia hợp đồng khoán việc thì cả người khoán việc và người nhận khoán việc đều không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp này, nếu muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì người nhận khoán việc hoặc người khoán việc chỉ có thể tham gia theo dạng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức hợp đồng khoán việc để giao kết với hợp đồng lao động nhằm mục đích tránh được việc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng khoán việc có thực sự phù hợp với quan hệ lao động – làm việc giữa hai bên hay không còn phụ thuộc vào bản chất công việc, tính chất quản lý giữa doanh nghiệp với người lao động…
Trường hợp doanh nghiệp và người lao động giao kết sai loại hợp đồng thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Như vậy, hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động nên về nguyên tắc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng khoán việc chỉ được áp dụng với những công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định, chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, mang bản chất của một hợp đồng dịch vụ nhiều hơn khi một bên giao khoán một lượng công việc nhất định và yêu cầu bên nhận khoán việc phải hoàn thành và nhận thù lao từ việc hoàn thành công việc đó.
Mẫu hợp đồng lương khoán
Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice về lương khoán là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác dưới đây:
Mong rằng những giải đáp về lương khoán là gì sẽ có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ dành riêng cho dân văn phòng nhé.
Là gì -HRM là gì? 7 điều bạn cần biết về HRM để tinh khôn ở công sở
Giải đáp hoạch định là gì cực chi tiết chỉ trong 1 nốt nhạc
3 bước để nắm rõ quản trị là gì và cách áp dụng cực dễ hiểu
Công ty đại chúng là gì? Những điều bạn cần biết về công ty đại chúng
5S là gì? Bí mật trong cách làm việc hiệu quả của người Nhật
Nắm rõ JD là gì và 5 điều bạn nên biết về JD khi đi xin việc
Design thinking là gì và 5 bước áp dụng design thinking hiệu quả trong công việc