SLA là gì? Nắm rõ khái niệm SLA để xây dựng định hướng phát triển cho doanh nghiệp
SLA được biết đến là một thành phần vô cùng quan trọng trong các bản hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng, nó bao gồm chất lượng, tính khả dụng, trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Sau đây, hãy cùng ThuthuatOffice tìm hiểu khái niệm SLA là gì nhé.
Nội Dung Bài Viết
SLA là gì?
SLA là viết tắt của từ gì?
Điểm khác nhau giữa KPI và SLA là gì?
SLA và KPI là hai thuật ngữ rất dễ nhầm lẫn, tuy nhiên khi phân tích ra thì lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
KPI (Key Performance Indicators) là Chỉ số đánh giá hiệu suất công việc, có thể được hiểu là chỉ số đo lường hiệu suất, hiệu quả hoạt động của cá nhân hay doanh nghiệp nào đó.
Ví dụ, KPI của một cửa hàng là số lượng sản phẩm bán được, doanh thu mỗi ngày, chi phí thuê nhân viên, ngân sách quảng cáo và các chi phí khác.
SLA (Service Level Agreement), từ phần giải thích khái niệm SLA là gì ở trên thì có thể rút ra được SLA là cam kết trong hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng dịch vụ đó, SLA sử dụng chỉ số KPI trong việc đánh giá.
Cấu trúc mô hình của SLA là gì?
SLA gồm các thành phần thuộc hai mảng dịch vụ và quản lý.
Mảng dịch vụ bao gồm chi tiết về dịch vụ cung ứng, điều kiện sẵn có của dịch vụ, tiêu chuẩn thời gian cho các cấp độ dịch vụ, trách nhiệm đôi bên, thủ tục, mối quan hệ giữa chi phí và dịch vụ.
Ưu điểm của SLA là gì?
Tất cả các dịch vụ mà khách hàng quan tâm đều được nêu trong SLA. Điều này có nghĩa là khách hàng biết được mình có thể mong đợi gì ở chất lượng dịch vụ, đảm bảo cho khách hàng được đền bù nếu nhà cung cấp không đáp ứng được cấp độ dịch vụ đã thoả thuận.
SLA cũng tách biệt vai trò của nhà cung cấp và khách hàng, do đó khách hàng biết họ cần liên hệ ai để được hỗ trợ. Ví dụ, một nhà cung cấp DSL sử dụng đường dây điện thoại để kết nối Internet có thể không phải là bên chịu trách nhiệm nếu đường dây điện thoại không hoạt động. Do đó, khách hàng cần gọi cho nhà cung cấp điện thoại để sửa lại đường dây.
Nhược điểm của SLA là gì?
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì SLA vẫn còn tồn tại nhược điểm, đó là khi việc kinh doanh rơi vào tình trạng nguy hiểm do nhà cung cấp không đảm bảo được chất lượng dịch vụ.
Một ví dụ là khi ngưới sử dụng dịch vụ đang nói chuyện trực tuyến với khách hàng của mình thì đột nhiên họ bị ngắt kết nối do sự cố hệ thống mà nhà cung cấp dịch vụ gặp phải. Mặc dù người sử dụng dịch vụ có thể được đền bù theo như bản cam kết nhưng việc kinh doanh với khách hàng của họ rất có thể ảnh hưởng.
Cách triển khai mô hình SLA là gì?
Để triển khai mô hình SLA nhằm kinh doanh đạt hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện các bước cơ bản sau:
Bước 1: Quy định cụ thể các danh mục dịch vụ cung cấp và cam kết SLA về chất lượng phục vụ đến các bộ phận tại doanh nghiệp.
Bước 2: Chuẩn hoá các quy trình quản lý dịch vụ chuyên nghiệp theo cam kết SLA.
Bước 3: Triển khai các giải pháp để thiết lập các cam kết trong SLA và đo lường chất lượng.
Bước 4: Tối ưu hóa và tiến hành cải tiến mô hình SLA.
Hiểu sơ đồ tư duy là gì và áp dụng cực nhanh trong 3 bước
Giải đáp lương khoán là gì cực chi tiết, dễ hiểu trong 3s
HRM là gì? 7 điều bạn cần biết về HRM để tinh khôn ở công sở
Giải đáp hoạch định là gì cực chi tiết chỉ trong 1 nốt nhạc
3 bước để nắm rõ quản trị là gì và cách áp dụng cực dễ hiểu
Công ty đại chúng là gì? Những điều bạn cần biết về công ty đại chúng
5S là gì? Bí mật trong cách làm việc hiệu quả của người Nhật