Tổng hợp 5 mẫu hoá đơn giá trị gia tăng mà doanh nghiệp nên biết
Mẫu hoá đơn giá trị gia tăng được sử dụng cho các đơn vị bán hàng gửi cho người mua hàng được Bộ Tài Chính ban hành. Loại hóa đơn này còn có tên khác là hóa đơn đỏ, áp dụng đối với một số loại hàng hóa và hình thức kinh doanh hiện nay. Để hiểu rõ hơn, cùng ThuthuatOffice tham khảo một số đặc điểm và các mẫu hoá đơn giá trị gia tăng dưới đây nhé.
Nội Dung Bài Viết
Hoá đơn giá trị gia tăng là gì ?
Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng – GTGT hay còn được gọi với một tên phổ biến hơn là hóa đơn đỏ, là loại hóa đơn chính thức do Bộ Tài Chính Việt Nam ban hành.
Thực chất, hóa đơn này là một loại chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên mua, sử dụng dịch vụ, hay tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đúng quy định của pháp luật.
Mẫu hoá đơn giá trị gia tăng gồm những gì ?
Mẫu hoá đơn giá trị gia tăng bao gồm các nội dung như mẫu dưới đây:
1. Tên loại hoá đơn
2. Ký hiệu mẫu số hoá đơn (mẫu hoá đơn)
3. Ký hiệu hoá đơn
4. Số thứ tự hoá đơn
5. Liên hoá đơn
6. Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung cấp phần mềm tự in hoá đơn
Các quy định về hoá đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng phải có thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua (nếu có), danh mục hành hóa dịch vụ, ngày thực hiện giao dịch, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ, giá trị tính thuế GTGT, thuế suất GTGT và giá trị thuế GTGT.
Một trong những yếu tố quan trọng của hóa đơn GTGT là đảm bảo giá trị về mặt pháp lý, phân biệt rõ rệt với giá trị thực của hàng hóa và phần giá trị tăng thêm. Đây cũng là căn cứ để khấu trừ thuế.
Khi báo cáo tình hình sử dụng mẫu hóa đơn giá trị gia tăng, các tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ, trừ các đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn có trách nhiệm nộp Báo cáo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp hàng quý, kể cả khi không sử dụng hóa đơn.
Riêng doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp đã vi phạm trong việc sử dụng các hóa đơn tự in, đặt in sẽ không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in.
Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế sẽ nhập mua hóa đơn của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC và thực hiện nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.
Trường hợp doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng thì doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.
Trường hợp tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp trong một kỳ báo cáo có hai loại hóa đơn, bao gồm hóa đơn do tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp tự in, đặt in và loại hóa đơn mua của cơ quan thuế sẽ thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong cùng một báo cáo.
Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải báo cáo đến từng số hóa đơn mà báo cáo tổng số.
Mẫu hoá đơn giá trị gia tăng điện tử
Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 68/2019/TT – BTC đã hướng dẫn thực hiện một số điều chỉnh về hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng và hiệu quả trong thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn. Và mẫu hóa đơn này dùng cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Những lưu ý khi lập mẫu hoá đơn giá trị gia tăng
Các tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người đảm nhiệm chức năng mua hàng hóa, dịch vụ lập các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn thi hành quy định về hóa đơn số 39/2014/TT-BTC.
Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa hay dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu.
Các loại hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới dạng cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng cũng phải lập hóa đơn đối sánh.
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tuyệt đối không được tẩy xóa, sửa chữa và phải dùng cùng màu mực, không sử dụng mực đỏ, chữ số và chữ viết liên tục, không ngắt quãng hay in đè, gawchj chéo lên đó.
Đối với trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không cần phải gạch chéo. Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
Một số mẫu hoá đơn giá trị gia tăng hiện nay
Mẫu hoá đơn GTGT số 01GTKT3/001
Mẫu hoá đơn GTGT 01GTKT3/002
Mẫu hoá đơn GTGT theo thông tư 200
Mẫu hoá đơn GTGT Excel
Mẫu hoá đơn GTGT số 01GTKT3/002 Excel
Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffce về mẫu hóa đơn giá trị gia tăng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp.
Xem thêm:
- 3s để tạo và hiểu mẫu biên bản hủy hóa đơn là gì?
- Biên bản điều chỉnh hóa đơn là gì? 4 mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử phổ biến
- Tải mẫu đơn đặt hàng mới nhất và những điều bạn nên biết
Qua bài viết của chúng tôi, hy vọng các bạn có thể biết được một số mẫu hoá đơn giá trị gia tăng thông dụng hiện nay. Hãy chia sẻ và góp ý bài viết này để ThuthuatOffice có thể tham khảo và sửa chữa nhé.
Là gì -Công chức là gì? 8 tiêu chí phân biệt công chức, viên chức và cán bộ dễ dàng
Nguyên tắc SMART là gì? Nguyên tắc quản lý thời gian bạn không nên bỏ qua
Chất lượng dịch vụ là gì? Bí mật cho sự thành công vượt bật không nên bỏ lỡ
PDCA là gì và cách áp dụng cho doanh nghiệp cực hiệu quả
Chạy Deadline là gì và 7 mẹo nhỏ để khắc phục trễ Deadline
Viên chức là gì? Những hiểu biết về viên chức mà ai cũng cần phải nắm rõ
Bách phân vị là gì? Ứng dụng bách phân vị trong y học mà bạn chưa biết