Lợi nhuận ròng là gì? Cách thức tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp
Với một công ty hay một doanh nghiệp, họ dựa vào đâu để tìm kiếm sự uy tín và tin tưởng của các nhà đầu tư cũng như đối tác trên thương trường? Câu trả lời chính là dựa vào chỉ số lợi nhuận ròng của chính công ty họ. Vậy lợi nhuận ròng là gì trong trường hợp này mà nó lại mang ý nghĩa quan trọng đến thế? Cùng ThuthuatOffice tìm hiểu ngay.
Nội Dung Bài Viết
Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng về bản chất là thước đo lợi nhuận của một doanh nghiệp hoặc công ty sau khi đã được tính toán và trừ đi các khoản thuế, các chi phí khác. Ở các tổ chức doanh nghiệp càng lớn và càng có quy mô rộng thì lợi nhuận ròng sẽ có cách tính càng phức tạp.
Trong tiếng Anh, lợi nhuận ròng còn được biết đến với tên gọi Net Profit.
Các thuật ngữ khác đồng nghĩa với lợi nhuận ròng
Chắc chắn bạn không chỉ thấy câu hỏi lợi nhuận ròng là gì mà còn có vô vàn những câu hỏi khác tương tự như lãi thuần là gì, thu nhập ròng là gì hay lãi dòng là gì. Có thể bạn chưa biết, tất cả những định nghĩa này đều để chỉ lợi nhuận ròng.
Điều đó có nghĩa là dù mang nhiều tên gọi, lợi nhuận ròng, lãi thuần, thu nhập ròng, lãi ròng, lợi nhuận sau thuế nhưng những định nghĩa này đều chỉ chung phần lợi nhuận đã tính toàn và trừ đi các khoản thuế hay chi phí.
Tỷ suất lợi nhuận ròng là gì?
Ngoài lợi nhuận ròng, bạn cũng nên “bỏ túi” thêm những hiểu biết về tỷ suất lợi nhuận ròng, bởi đây là một tỷ số có liên quan mật thiết đến lợi nhuận ròng. Tỷ suất này được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng theo doanh thu, từ đó sẽ thể hiện được khả năng sinh lời theo phần trăm của doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận ròng là gì?
Biên lợi nhuận ròng, trong tiếng Anh là Net Profit Margin, là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế mà công ty thu được từ mỗi đồng doanh thu. Nghĩa là định nghĩa này sẽ cho biết được với 1 đồng doanh thu thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây được xem là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Cách tính lợi nhuận ròng
Để tính được lợi nhuận ròng, bạn cần áp dụng công thức:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN
Trong đó,
- Tổng doanh thu của doanh nghiệp chính là số tiền đã trừ đi tiền chiết khấu bán hàng và tiền hoàn lại.
- Tổng chi phí hoạt đồng gồm các khoản như: chi phí nguyên vật liệu, tiền vay kinh doanh, chi phí bán hàng, giao hàng, chi phí mua bán, chi phí sản xuất, tiền thuê nhà, tiền lương cho nhân viên,…
Đặc biệt, các chuyên gia đã tìm ra được một cách tính cực kỳ nhanh và chuẩn xác cho lợi nhuận ròng. Vậy công thức tính nhanh cho lợi nhuận ròng là gì?
Câu trả lời đó là bạn chỉ cần lấy 0.48 nhân với tổng doanh thu doanh nghiệp là sẽ ra được kết quả.
Để dễ hình dung, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Chẳng hạn, tổng doanh thu của doanh nghiệp A là 200 triệu đồng. Khi đó, lợi nhuận ròng = 0.48 × 200 = 96 triệu đồng. Chỉ với một phép tính duy nhất là bạn đã có thể tìm được lợi nhuận ròng của doanh nghiệp hoặc công ty.
Ý nghĩa của lợi nhuận ròng
Như định nghĩa của nó, lợi nhuận ròng cho biết giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu doanh nghiệp. Từ đó, nó sẽ giúp đánh giá liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang lời hay lỗ. Chỉ số này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Trong trường hợp lợi nhuận ròng của một công ty ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì tức là doanh nghiệp đứng trước nguy cơ lỗ vốn và phá sản.
Có thể nói, lợi nhuận ròng là một chỉ số mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp và công ty. Nếu một công ty hoặc daonh nghiệp có giá trị lợi nhuận ròng thấp, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh và nhiều mặt của công ty hoặc doanh nghiệp đó.
Vai trò của lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng mang ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào. Nó đóng vai trò chính trong ba mặt: giúp chủ doanh nghiệp biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, giúp phục vụ nghiên cứu kế hoạch kinh doanh và giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng vay vốn. Vậy cụ thể vai trò của lợi nhuận ròng là gì trong ba mảng này?
Giúp chủ doanh nghiệp biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Với chỉ số lợi nhuận ròng, các công ty và doanh nghiệp có thể đánh giá được hoạt động và kế hoạch kinh doanh xem liệu nó có đang thực sự hiệu quả, đang lãi hay lỗ. Từ đó họ sẽ có những thay đổi điều chỉnh phù hợp về bộ máy, về chính sách quản lý hoặc những kế hoạch kinh doanh hiện thời.
Phục vụ nghiên cứu kế hoạch kinh doanh
Khi nghiên cứu một kế hoạch kinh doanh, các nhà đầu tư và đối tác sẽ nhìn vào tỷ suất biên lợi nhuận ròng của công ty đó để xem công ty có đang thực sự có khả năng sinh lời hay không. Qua đó sẽ có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.
Giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng vay vốn
Nếu một doanh nghiệp có chỉ số lợi nhuận ròng cao thì doanh nghiệp đó sẽ có mức độ uy tín cao trên thương trường. Tức là khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đó ở mức có thể thanh toán đầy đủ. Vì lý do này mà lợi nhuận ròng chính là căn cứ chính xác được các ngân hàng sử dụng để đánh giá doanh nghiệp khi nghiên cứu về việc cho doanh nghiệp vay vốn.
Các yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng
Khi biết được các yếu tố chính tác động đến một vấn đề nào đó, người ta sẽ tìm được cách để phát triển và củng cố nó. Đối với lợi nhuận ròng cũng không ngoại lệ. Vậy những yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng là gì?
Yếu tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận ròng đó là chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy nếu giảm mức chi phí hoạt động xuống thấp nhất thì tương tự với việc lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ được tăng lên và ngược lại. Tức là chi phí hoạt động của doanh nghiệp và chỉ số lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
Cách thức tăng lợi nhuận ròng nhanh chóng cho doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng vô cùng quan trọng với doanh nghiệp nên để doanh nghiệp tạo được sự tin cậy nhất định đối với các nhà đầu tư thì việc tăng chỉ số này là vô cùng quan trọng. Vậy những cách để tăng lợi nhuận ròng là gì?
- Cách 1: Tăng sản lượng, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất sản phẩm. Bởi như đã phân tích ở trên, các chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ tỉ lệ nghịch với lợi nhuận ròng. Khi chi phí giảm thì lợi nhuận ròng sẽ tăng.
- Cách 2: Tối ưu hóa quá trình kinh doanh; sử dụng giải pháp tiếp thị, marketing hiệu quả để giảm chi phí hoạt động, vận hành bộ máy để bán hàng.
- Cách 3: Cải tiến sản phẩm với giá trị cao hơn; tích hợp nhiều tính năng để tăng doanh số hoặc giá trị sản phẩm. Từ đó thu hút người dùng, tăng doanh số bán hàng, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về rất nhiều những định nghĩa khác tại ThuthuatOffice:
Giờ đây câu hỏi lợi nhuận ròng là gì đã không còn có thể làm khó bạn nữa đúng không? Đây quả là một chỉ số vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp hay công ty nào. Đừng quên Like, Share bài viết và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên hơn bạn nhé.
Là gì -MOQ là gì? Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến MOQ?
NPV là gì? Ưu và nhược điểm của chỉ số này?
Định nghĩa ROS là gì và mọi điều xoay quanh ROS
Mã số thuế là gì? Những quy định về mã số thuế
EBIT là gì? Công thức và ví dụ cụ thể của EBIT
EPC là gì? EPC trong Marketing và Xây dựng có ý nghĩa thế nào?
Giải mã ngay tất tần tật cho câu hỏi Proforma Invoice là gì