Vốn lưu động là gì? Tầm quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp
Vốn lưu động là thuật ngữ được sử dụng phổ biết trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân cũng như cơ quan nhà nước. Vậy vốn lưu động là gì? Bài viết dưới đây của ThuthuatOffice sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này nhé.
Nội Dung Bài Viết
Vốn lưu động là gì?
Định nghĩa working capital vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động, vốn luân chuyển hay còn được gọi là Working capital là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho các hoạt động diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp.
Nhiều người thường nhầm lẫn khi sử dụng thuật ngữ vốn lưu động với vốn cố định, nhưng trên thực tế 2 thuật ngữ này mang 2 ý nghĩa và vai trò hoàn toàn khác nhau.
Thuật ngữ này thường được sử dụng trong phương pháp định giá DCF (dòng tiền chiết khấu). Có tác dụng ước tính giá trị của khoản đầu tư dựa trên dòng tiền tương lai của mỗi doanh nghiệp.
Net working capital là gì?
Một khái niệm liên quan nữa mà bạn cũng cần biết đó là vốn lưu động thuần, hay còn gọi là Net Working Capital, viết tắt là NWC. Vốn lưu động thuần hay vốn lưu động thường xuyên là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Vốn lưu động thuần là thước đo tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính ngắn hạn của công ty. Một công ty có lượng vốn lưu động thuần đáng kể sẽ có cơ hội tiềm năng để đầu tư và phát triển.
Các cách phân loại vốn lưu động
Phân loại vốn lưu động theo vai trò:
Dựa theo vai trò của VLĐ phía trên đây thì có thể chia thành 3 nhóm như sau:
- Vốn lưu động trong giai đoạn dự trữ như vốn nguyên vật liệu, vốn phụ tùng, công cụ, dụng cụ nhỏ…
- Vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…
- Vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn.
Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Dựa theo hình thái biểu hiện của từng loại thì có thể phân loại VLĐ như sau:
- Vốn vật tư, hàng hóa: Vốn hàng tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…
- Vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu…
Cách tính vốn lưu động là gì?
Cách tính tài sản ngắn hạn
Công thức tính tài sản ngắn hạn như sau:
TSHN = C + CE + I + AR + MS + PE + OLA
Trong đó:
- C: Là tiền mặt
- CE: Các khoản tương đương tiền
- I: Là hàng tồn kho
- AR: Các khoản phải thu
- MS: Chứng khoán đầu tư
- PE: Chi phí trả trước
- OLA: Tài sản lưu động khác
Cách tính nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ công ty bắt buộc phải trả trong vòng 1 năm tính từ khi vay. Bao gồm: Vay ngân hàng hoặc công ty tài chính, khoản mua nợ từ các nhà cung cấp, các khoản nợ ngắn hạn phải trả khác…
Nợ ngắn hạn = Nợ phải trả + Nợ dồn tích + Vay ngắn hạn + Các khoản vay ngắn hạn khác
Cách tính vốn lưu động
Ta có công thức tính vốn lưu động cụ thể như sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Để tính được vốn lưu động, trước tiên bạn cần biết cách xác định các thành phần. Bao gồm tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Quản lý vốn lưu động
Quản lý vốn lưu động còn được hiểu là việc quản lý mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đó.
Việc quản lý tốt vốn lưu động nhằm mục đích đảm bảo rằng doanh nghiệp đó có thể tiếp tục các hoạt động và có thể có dòng tiền đủ để đáp ứng cả nợ ngắn hạn trưởng thành và các chi phí hoạt động trong thời gian tới.
Quản lý vốn lưu động sử dụng sự kết hợp giữa các chính sách và kỹ thuật cho việc quản lý VLĐ.
Quản lý tiền mặt: xác định số dư tiền mặt cho phép đối với doanh nghiệp để có thể đáp ứng được các chi phí cần phải chi trả ngày theo ngày nhưng làm giảm chi phí nắm giữ tiền mặt.
Quản lý hàng tồn kho: xác định mức độ hàng tồn kho cho phép để sản xuất không bị gián đoạn nhưng làm giảm đầu tư nguyên liệu để có thể tăng lưu lượng tiền mặt.
Quản lý con nợ: xác định được chính sách tín dụng thích hợp.
Tài chính ngắn hạn: xác định nguồn tài chính thích hợp cho chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
Vai trò của vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra đây còn yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.
Ý nghĩa của vốn lưu động đối với doanh nghiệp
Hầu như tất cả các tổ chức kinh doanh, chính phủ… đều cần phải tính toán tỷ lệ lưu động vốn. Theo đó, nếu tỷ lệ vốn trong khoảng 1,2 đến 2,0 nghĩa là công ty đang hoạt động tốt. Ngược lại, nếu con số dưới mức 1,0 nghĩa là vốn đang bị thâm hụt và dễ xảy ra các vấn đề về thanh khoản. Nhưng nếu trên 2,0 cũng có nghĩa công ty đang lãng phí tài sản thừa.
- Vốn lưu động dương: Tỷ lệ này chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó, hoạt động sản xuất vẫn được tiếp diễn như bình thường để chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền và thanh toán nợ đã đến hạn trả.
- Vốn lưu động âm: Có nghĩa là tài sản ngắn hạn đang thấp hơn nợ ngắn hạn. Dù bạn luân chuyển tài sản ngắn hạn thành tiền thì vẫn không đủ để đáp ứng chi tiêu trong doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp đang có lợi nhuận tốt nhưng nếu không có khả năng thanh khoản nợ ngắn hạn thì vẫn có khả năng bị phá sản.
Thay đổi vốn lưu động là gì?
Thay đổi vốn lưu động là phần ứng dụng quan trọng nhất của vốn lưu động. Với việc chỉ đang được xếp vào hạng cận biên (Frontier market) như thị trường chứng khoán Việt Nam, thì tính minh bạch đang là chủ đề làm đau đầu cực kỳ nhiều nhà đầu tư.
Các khoản phải thu khách hàng hoặc hàng tồn kho khó điểm định, rất dễ bị lợi dụng nhằm thực hiện mục đích xấu…
Những yếu tố tác động đến thay đổi vốn lưu động
Thay đổi vốn lưu động chủ yếu dựa vào những nguyên chính dưới đây:
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp lớn vượt trội về quy mô , công nghệ sản xuất sẽ có lợi thế lớn trong việc đàm phán hợp đồng . Từ đó họ có khả năng chiếm dụng được vốn của cả người mua lẫn người bán hàng.
Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách bán hàng cũng như đến thay đổi vốn lưu động .
Tính minh bạch của doanh nghiệp
Bạn phải cực kỳ cẩn trọng nếu một doanh nghiệp có khoản “change in non cash working capital” liên tục tăng trong nhiều năm liền (dòng tiền hoạt động âm ).
Việc thay đổi nguồn vốn lưu động dẫn tới dòng tiền kinh doanh âm là rất bình thường trong vòng đời hoạt động của công ty.
Như vậy, trong bài viết trên ThuthuatOffice đã chia sẻ tất tần tật những thông tin về vốn lưu động là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác dưới đây.
Mong những thông tin trong bài viết về vốn lưu động là gì sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thể tham khảo thêm nhiều bài viết liên quan nhé.
Là gì -UltraViewer là gì? Phiên bản nâng cấp này có gì khác với TeamViewer?
Incoterm là gì? Cùng 101 vấn đề liên quan
Doanh thu thuần là gì? Những điều cần phải biết về doanh thu thuần
1001 thắc mắc về tỷ giá hối đoái là gì trong kinh tế
Mindset là gì? 1 số điều vô cùng quan trọng về mindset bạn cần biết
Cổ phiếu quỹ là gì? Những điều cần biết về cổ phiếu quỹ
Thuế nhà thầu là gì và tất tần tật những vấn đề liên quan đến thuế nhà thầu