1001 thắc mắc về tỷ giá hối đoái là gì trong kinh tế
Bạn đã từng hỏi tại sao giá trị tiền tệ giữa các quốc gia khác nhau như vậy chưa. Tỷ giá hối đoái là gì? Thuật ngữ này sẽ là câu trả lời giải đáp tất cả thắc mắc của bạn về vấn đề kinh tế này. Cùng ThuthuatOffice tìm hiểu ngay bên dưới nhé.
Nội Dung Bài Viết
Tỷ giá hối đoái là gì?
Định nghĩa tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước, là giá cả một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền của nước khác hay nói cách khác, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.
Tỷ giá hối đoái tiếng Anh là gì?
Tỷ giá hối đoái trong tiếng Anh là Exchange rate.
Một số thuật ngữ liên quan
Tỷ giá hối đoái thực là gì?
Tỉ giá hối đoái thực tế (trong tiếng Anh là Real Exchange Rate, viết tắt là RER), cho biết tỉ lệ giá cả hàng hóa ở hai quốc gia khi tính theo cùng một đơn vị tiền tệ, hay nói cách khác là tỉ lệ trao đổi hàng hóa hai quốc gia.
Nói một cách đơn giản hơn, bạn có thể muốn biết một đô la có thể mua được gì ở các quốc gia thuộc khu vực đồng Euro hoặc một đồng euro có thể mua được gì ở Hoa Kỳ.
Tỷ giá hối đoái tăng là gì?
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng tức là giá cả của hàng hóa xuất khẩu quốc gia đó thấp hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường nước ngoài, điều này làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
Tỷ giá hối đoái cố định là gì?
Tỷ giá hối đoái cố định là một chế độ do chính phủ hoặc ngân hàng trung ương áp dụng nhằm ràng buộc tỷ giá hối đoái chính thức của quốc gia đó với tiền tệ của quốc gia khác hoặc giá vàng. Mục đích của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định là giữ cho giá trị của một loại tiền tệ trong một biên độ hẹp.
Ví dụ: Đồng krone Đan Mạch (DKK) được chốt với đồng euro ở tỷ giá trung tâm là 746,038 kroner trên 100 euro, với ‘biên độ dao động’ là +/- 2,25%. Điều này có nghĩa là tỷ giá hối đoái từ euro sang DKK phải bằng 2,25% tỷ giá trung tâm và không thể giảm xuống dưới 729,252 DKK trên 100 euro hoặc vượt quá 762,824 trên 100 euro.
Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là gì?
Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Điều này trái ngược với tỷ giá hối đoái cố định, trong đó chính phủ quyết định hoàn toàn hoặc chủ yếu tỷ giá.
Nói cách khác, tỷ giá hối đoái thả nổi có nghĩa là tiền tệ luôn thay đổi theo giá trị tương đối. Ví dụ: 1 đô la Mỹ có thể mua được một Bảng Anh hôm nay, nhưng nó có thể chỉ mua được 0,95 Bảng Anh vào ngày mai.
Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ mà trong đó tỉ giá biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường và ngân hàng trung ương có tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỉ giá nhưng ngân hàng trung ương không cam kết duy trì một tỉ giá cố định hay biên độ dao động nào xung quanh tỉ giá trung tâm.
Chế độ tỉ giá thả nổi có quản lí là sự dung hòa giữa chế độ tỉ giá cố định và chế độ tỉ giá thả nổi tự do. Chế độ này có ưu điểm là tỉ giá tương đối ổn định do đó góp phần ổn định kinh tế, thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, ngân hàng trung ương cũng phải có lượng ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết và phải xác định mức độ can thiệp phù hợp, nếu không sẽ trở thành chế độ tỉ giá cố định.
Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là gì?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng tính đến ngày tháng 09 năm 2021 như sau:
Tỷ giá trung tâm | Tỷ giá |
1 Đô la Mỹ = | 23.132 VND |
Bằng chữ | Hai mươi ba nghìn một trăm ba mươi hai Đồng Việt Nam |
Số văn bản | 291/TB-NHNN |
Phân loại tỷ giá hối đoái
Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá
- Tỷ giá hối đoái chính thức: Là tỷ giá do ngân hàng trung ương của quốc gia đó xác định. Trên cơ sở tỷ giá hối đoái này, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá quy đổi ngoại tệ đúng kỳ hạn, kỳ hạn hoặc hoán đổi.
- Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái.
Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán
- Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch mà việc chuyển vốn, thanh toán xảy ra đồng thời với thời điểm ký hợp đồng (đồng thời ở đây được hiểu theo nghĩa trong phạm vi 02 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán ngoại hối).
- Tỷ giá kỳ hạn: Tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán, thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định của tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng.
Căn cứ vào giá trị của tỷ giá
- Tỷ giá hối đoái âm: Là tỷ giá hối đoái của đồng tiền được biểu thị theo giá hiện hành, không bao gồm bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.
- Tỷ giá hối đoái thực: Tỷ giá hối đoái có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả của hàng hóa có thể bán ra nước ngoài và tiêu dùng trong nước. Tỷ lệ này thể hiện năng lực cạnh tranh quốc tế của quốc gia đó.
Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối
- Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá hối đoái thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá hối đoái bằng điện. Tỷ giá hối đoái là tỷ giá cơ bản để xác định các loại tỷ giá hối đoái khác.
- Tỷ giá thư đoái: Tức là tỷ giá hối đoái qua đường bưu điện. Tỷ giá hối đoái thường cao hơn tỷ giá hối đoái của thư
Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối
- Tỷ giá mua: Là tỷ giá do ngân hàng mua ngoại hối vào.
- Tỷ giá bán: Là tỷ giá do ngân hàng bán ngoại hối ra.
Tỷ giá hối đoái song phương
Tỷ giá hối đoái song phương: là giá của đồng tiền với đồng tiền nước khác chưa tính tới lạm phát của hai nước.
Tỷ giá hối đoái hiệu dụng
Tỷ giá hối đoái hiệu dụng danh nghĩa (NEER) là tỷ giá bình quân gia quyền chưa điều chỉnh mà tại đó tiền tệ của một quốc gia đổi lấy nhiều ngoại tệ. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái hiệu dụng nghĩa là số lượng nội tệ cần thiết để mua ngoại tệ.
Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là gì?
Phương pháp xác định tỉ giá hối đoái là cách thức hình thành tỉ giá hối đoái mà mỗi quốc gia áp dụng trong từng thời kì phát triển. Có ba phương pháp để tính số tiền từ loại tiền này sang loại tiền tệ khác, bao gồm
- Phương pháp cấp số nhân (Multiplier Method).
- Phương pháp số chia (Divisor Method).
- Phương pháp tam giác và không có nghịch đảo (Triangulation and No Inverse Conversion Methods).
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Yếu tố thương mại
Tỷ lệ trao đổi thương mại có liên quan đến tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán. Nếu tốc độ tăng giá xuất khẩu của một quốc gia nhanh hơn tốc độ tăng giá nhập khẩu, thì tỷ lệ trao đổi thương mại đã được cải thiện tích cực.
Tỷ lệ trao đổi thương mại tăng cho thấy nhu cầu về hàng xuất khẩu của nước đó đang tăng, dẫn đến doanh thu từ xuất khẩu tăng, và nhu cầu cho nội tệ tăng lên, dẫn đến giá trị của đồng nội tệ tăng lên.
Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng của giá xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu, giá trị của đồng nội tệ sẽ giảm tương đối với các đối tác thương mại.
Yếu tố lạm phát
Một quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp hơn quốc gia khác thì giá trị đồng tiền của quốc gia đó tăng lên. Giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng với tốc độ chậm hơn khi lạm phát thấp. Ngược lại, quốc gia có lạm phát cao thường đồng tiền sẽ mất giá và đi kèm với lãi suất cao hơn.
Ví dụ: Nếu lạm phát ở Việt Nam tương đối thấp hơn so với các nước khác, thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn, và nhu cầu đối với VNĐ để mua hàng hóa nội địa sẽ tăng lên. Vì vậy, hàng hóa nước ngoài sẽ kém cạnh tranh hơn và do đó người Việt sẽ mua ít hàng nhập khẩu hơn.
Yếu tố thu nhập
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là mức thu nhập tương đối. Mức thu nhập của quốc gia xác định nhu cầu nhập khẩu ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Ví dụ: Nếu mức thu nhập của Việt Nam tăng lên trong khi mức thu nhập của Mỹ vẫn giữ nguyên sẽ tạo nên ba viễn cảnh sau:
- Nhu cầu về VNĐ sẽ tăng lên phản ánh sự gia tăng thu nhập của VN và do đó nhu cầu đối với hàng hóa của Mỹ tăng lên.
- Sự cung cấp đồng đô la Mỹ để bán dự kiến sẽ không thay đổi.
- Tỷ giá hối đoái của Mỹ sẽ tăng lên.
Yếu tố lãi suất
Những thay đổi về lãi suất ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ và tỷ giá hối đoái đô la. Tỷ giá ngoại hối, lãi suất và lạm phát đều có mối tương quan với nhau. Lãi suất tăng khiến đồng tiền của một quốc gia tăng giá vì lãi suất cao hơn mang lại lãi suất cao hơn cho người cho vay, do đó thu hút nhiều vốn nước ngoài hơn, khiến tỷ giá hối đoái tăng
Ví dụ: Nếu lãi suất của Việt Nam tăng so với các nơi khác, thì việc gửi tiền vào ngân hàng VN sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Do đó nhu cầu về sở hữu VNĐ sẽ tăng cao. Đây được gọi là “Dòng Tiền Nóng” và là một yếu tố ngắn hạn quan trọng trong việc xác định giá trị của một loại tiền tệ.
Vai trò của tỷ giá hối đoái là gì?
So sánh sức mua của đồng tiền
Đây là công cụ phản ánh giá trị của ngoại tệ và nội tệ, đồng thời so sánh giá hàng hóa trong nước và ngoài nước, so sánh năng suất lao động giữa các quốc gia. Từ đó, sẽ tính toán được hiệu quả trong các giao dịch ngoại thương‚ vay vốn‚ hợp tác kinh tế với nước ngoài và lấy đó làm cơ sở để đề ra những chính sách kinh tế đối ngoại phù hợp với thực tế.
Xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của mỗi quốc gia
Bạn có thể hình dung khi tỷ giá hối đoái tăng làm giá hàng nhập khẩu tăng, dễ xảy ra lạm phát. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, hàng nhập khẩu rẻ hơn, lạm phát giảm nhưng theo kèm đó là sản xuất cũng giảm, tăng trưởng chậm.
Trên đây, ThuthuatOffice đã giải đáp các thắc mắc về tỷ giá hối đoái là gì. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất. Hoặc xem thêm một số bài viết tương tự bên dưới
Mong rằng những thông tin chia sẻ về tỷ giá hối đoái là gì sẽ có ích cho bạn. Nếu bạn thấy hữu ích thì đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên, nơi chứa đựng nhiều kiến thức hay ho dành riêng cho dân văn phòng nhé.
Mindset là gì? 1 số điều vô cùng quan trọng về mindset bạn cần biết
Cổ phiếu quỹ là gì? Những điều cần biết về cổ phiếu quỹ
Thuế nhà thầu là gì và tất tần tật những vấn đề liên quan đến thuế nhà thầu
Hóa đơn đỏ là gì? Cách viết đúng chuẩn và những điều cần lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ
Giá vốn hàng bán là gì? Công thức tính giá vốn hàng bán
Thu nhập chịu thuế là gì và tất tần tật những điều cần biết về thu nhập chịu thuế
Kinh tế thị trường là gì? Những ưu điểm và nhược điểm của kinh tế thị trường