Giá vốn hàng bán là gì? Công thức tính giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể. Những chi phí này bao gồm tất cả những nguyên vật liệu cũng như chi phí lao động để sản xuất và phân phối hàng hoá. Tuy nhiên, giá vốn này không bao gồm những chi phí gián tiếp như chi phí phân phối hay chi phí lực lượng bán hàng. Hãy cũng ThuthuatOffice mổ xẻ một số cách tính giá vốn bán hàng là gì nhé.
giá vốn hàng bán

Nội Dung Bài Viết

Khái niệm giá vốn hàng bán là gì?

Ý nghĩa của giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài chính cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá vốn này được tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp (gross profit) trừ cho doanh thu. Trong đó, lợi nhuận gộp thể hiện hiệu quả hoạt động của một công ty trong việc quản lý lao động và cung ứng trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, giá vốn hàng bán còn được hiểu là những chi phí để vận hành doanh nghiệp giúp các nhà đầu tư, nhà quản lý ước tính được lợi nhuận sau thuế. Nếu giá vốn hàng bán tăng sẽ khiến lợi nhuận thuần giảm (net profit). Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì cần giảm giá vốn.

Giá vốn hàng bán trong tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, giá vốn bán hàng được gọi là Cost of Goods sold hoặc Cost of Sales. Hai từ này được viết tắt là COGS và COS là giá trị của vốn hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian (một kỳ hoặc một năm).

Giá vốn hàng bán gồm những gì?

Giá vốn bao gồm tất cả các yếu tố để hình thành cũng như phân phối sản phẩm. Đó là: chi phí mua nguyên liệu, máy móc, dụng cụ; chi phí sản xuất hàng hoá; chi phí nhân công, quản lý doanh nghiệp, chi phí bao bì, in ấn, thiết kế; chi phí vận chuyển;… Các chi phí cấu thành giá vốn khác nhau theo từng hợp đồng với đơn vị cung cấp hoặc loại hình công ty.

Với công ty thương mại – những công ty chỉ nhập hàng về bán chứ không sản xuất, giá vốn được hiểu là tổng chi phí từ lúc mua hàng đến lúc hàng hoá được phân phối đến công ty: giá nhập hàng hoá từ nhà sản xuất, nhà cung cấp, chi phí vận chuyển về nhà kho, thuế, các loại bảo hiểm cho hàng hoá,….

Với công ty sản xuất – hoạt động sản xuất trực tiếp diễn ra tại công ty, các chi phí để xác định giá vốn sẽ nhiều và phức tạp hơn những công ty thương mại do chi phí nguyên liệu, dụng cụ để sản xuất sản phẩm.

giá vốn hàng bán

Công thức tính giá vốn hàng bán là gì?

Công thức FIFO

Đây là công thức được tính theo cách: mặt hàng nào nhập trước thì được xuất trước. Phương pháp này giúp tính được giá trị vốn hàng xuất kho của từng lần xuất hàng. Nhờ đó bộ phận kế toán có thể ghi chép, quản lý một cách dễ dàng.

Công thức này đặc biệt phù hợp với các mặt hàng như các cửa hàng điện máy, điện tử, di động vì không thể lưu kho lâu.

Công thức LIFO

Phương pháp nhập sau, xuất trước tức là mặt hàng nào mới nhập về sẽ là thứ đầu tiên được xuất đi. Cách tính chi phí giá vốn hàng bán này khiến cho nó có một nhược điểm lớn đó là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy trong trường hợp hàng tồn kho là sản phẩm cũ và không còn giữ được giá trị như lúc được sản xuất.

Công thức này hiện chỉ được 2 nước Mỹ và Nhật chấp nhận và sử dụng. Tại Việt Nam, theo thông tư 200/2014/TT-BTC đã bãi bỏ phương pháo này do nhược điểm vô cùng lớn của nó.

Công thức Bình quân gia quyền

Phương pháp tính giá vốn hàng bán tiếp theo được gọi là Bình quân gia quyền. Đây là công thức giúp tính toán giá trị hàng tồn kho một cách chính xác. Đây cũng là một phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất, hay được các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng.

Công thức này như sau:

MAC= (A+B)/C

Trong đó:

Phương pháp này cần bạn đảm bảo được thông tin số hàng tồn kho chính xác tuyệt đối. Bởi khi số hàng sai, những yếu tố trong công thức trên sẽ bị sai lệch. Giá vốn bán hàng sai thì không thể tính lãi gộp và giá trị hàng tồn kho đúng.

Phương pháp hạch toán

Công thức này có thể áp dụng cho việc tính toán giá trị vốn hàng bán thực tế của hàng xuất kho. Những doanh nghiệp mua hàng hoá, vật tư thường có biến động về giá cả, khối lượng chủng loại vật tư hàng hoá nhập, xuất kho nhiều là những doanh nghiệp phù hợp với công thức này.

Giá hạch toán là giá ổn định do doanh nghiệp tính toán, xây dựng và không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Việc nhập xuất phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ.

Phương pháp cân đối

Tính trị giá thực tế của hàng còn lại cuối kỳ = số lượng còn lại cuối kỳ * đơn giá mua lần cuối trong tháng. Sau đó sử dụng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho.

Muốn kiểm tra giá vốn hàng bán đã đúng hay chưa thì cần kết xuất Excel để đối soát trước khi in báo cáo cáo. Hoặc có thể sử dụng một số phần mềm để cảnh báo sai giá vốn khi xem báo cáo nhập-xuất-tồn kho.

giá vốn hàng bán

Ví dụ về tính giá vốn hàng bán

Phương pháp FIFO (Nhập trước xuất trước)

Ví dụ: Một công ty A có hàng hoá X tồn đầu tháng 200kg, đơn giá nhập kho thực tế 20.000đ/kg.

Ngày 1: Nhập 500kg, giá nhập 21.000đ/kg.

Ngày 5: Xuất ra để sử dụng 340kg.

Ngày 10: Nhập thêm vào kho 300kg, giá nhập 20.500đ/kg.

Ngày 14: Xuất ra sử dụng 500kg.

Vậy, tính giá xuất kho 340kg ngày 5 bằng công thức FIFO ta có: 200 x 20.000 + 140 x 21.000 = 7.000.000

Phương pháp Bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán

Ví dụ: Một công ty B có hàng hoá Y tồn đầu tháng 200kg, đơn giá nhập kho thực tế 20.000đ/kg.

Ngày 1: Nhập 500kg, giá nhập 21.000đ/kg.

Ngày 5: Xuất ra để sử dụng 340kg.

Ngày 10: Nhập thêm vào kho 300kg, giá nhập 20.500đ/kg.

Ngày 14: Xuất ra sử dụng 500kg.

Xác định giá hàng bán theo đơn giá bình quân cả kỳ

Đơn giá bình quân cả kỳ= (200 x 20.000 + 500 x 21.000 + 300 x 20.500)/(200+500+300) = 20.650đ/kg

Xác định giá vốn hàng bán theo đơn giá bình quân liên hoàn

Đơn giá bình quân ngày 5: (200×20.000 + 500 x 21.000)/(200+ 500) = 20.714đ/kg.

Khi đó còn tồn 360kg với đơn giá 20.714đ/kg.

Đơn giá bình quân ngày 14 = (360 x 20.714 + 300.20.500) / (360+300) = 20.617đ/kg.

Hạch toán giá vốn hàng bán

Đối với doanh nghiệp kế toán hành HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên

1. Khi xuất bán các sản phẩm hay hàng hoá (kể cả sản phẩm dùng làm thiết bị, dụng cụ thay thế đi kèm sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, cần ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154, 155, 156, 157, …

2. Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào Giá vốn hàng bán:

Trong trường hợp lượng sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính toán và xác định chi phí sản xuất chung cố định rồi phân bổ vào chi phí chế biến cho một đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung, cố định, không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm, số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán (GVHB) trong kỳ ghi:
Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Hoặc

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Phản ánh hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi là:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 152, 153, 156, 138 (1381), …

Phản ánh chi phí xây dựng tài sản cố định vượt quá mức bình thường thì không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình hoàn thành ghi:

Nợ TK 632 – Giá giá vốn hàng bán

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

3. Hạch toán khoản trích lập hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước thì kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi như sau:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Trường hợp ngược lại, số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch ghi:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

4. Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS, đầu tư:

Định kỳ tính, trích khấu hao BĐS đầu tư đang cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Có TK 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư

Khi phát sinh chi phí liên quan đến BĐS đầu tư, sau ghi nhận ban đầu, nếu không thể thoả mãn các điều kiện tăng giá trị của BĐS đầu tư, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (nếu phải phân bổ dần)

Có TK 111, 112, 152, 153, 334, …

Các chi phí liên quan đến việc cho thuê hoạt động BĐS đầu tư, ghi rằng:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Có TK 111, 112, 331, 334, …

Kế toán giảm nguyên giá và giá trị hao mòn của BĐS đầu tư (nếu có) do bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2147 – Hao mòn BĐS đầu tư)

Nợ TK 632 – GVHB (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

Có TK 217 – Bất động sản đầu tư (nguyên giá)

Các chi phí bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh, ghi:

Nợ TK 632 – GVHB (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, …

giá vốn hàng bán

5. Phương pháp kế toán chi phí trích trước để tạm tính giá vốn hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán đối với doanh nghiệp là chủ đầu tư:

Khi trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa BĐS đã bán trong kỳ, ghi rằng:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 335 – Chi phí phải trả

Các chi phí đầu tư, xây dựng thực tế phát sinh đã có đủ hồ sơ tài liệu và được nghiệm thu tập hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng bất động sản, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có các tài khoản liên quan

Khi các khoản chi phí trích trước đã có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh là đã thực tế phát sinh, kế toán ghi giảm khoản chi phí trích trước và ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Khi toàn bộ dự án bất động sản hoàn thành, kế toán phải quyết toán và ghi giảm số dư khoản chi phí trước còn lại, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh)

6. Trường hợp dùng sản phẩm sản xuất ra chuyển thành tài sản cố định để sử dụng, được viết:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

7. Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:

Nợ các TK 155, 156

Có TK 632 – GVHB

8. Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua hàng, kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng tồn kho để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa tiêu thu, số đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:

Nợ các TK 111, 112, 331, …

Có các TK 152, 153, 154, 155, 156 (giá trị khoản CKTM, GGHB của số hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ)

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (giá trị khoản CKTM, GGHB của số hàng tồn kho đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị khoản CKTM, GGHB của số hàng tồn kho đã tiêu thụ trong kỳ)

9. Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 – GVHB.

Đối với doanh nghiệp này kế toán kiểm tra hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

9.1. Đối với doanh nghiệp thương mại:

Cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán, được xác định là đã bán, ghi:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 611 – Mua hàng

Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hóa đã xuất bán được xác định là đã bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

9.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ:

Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 155 – Thành phẩm

Đầu kỳ, kết chuyển trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” ghi:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 157 – Hàng gửi đi bán

Giá thành của thành phẩm hoàn thành nhập kho, giá thành dịch vụ đã hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 631 – Giá thành sản phẩm

Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ tài khoản 155 “Thành phẩm”, ghi:

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 632 – GVHB

Cuối kỳ, xác định trị giá thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 632 – GVHB

Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

Đó chính là những công thức để tính giá vốn hàng bán cũng như cách hạch toán mà ThuthuatOffice đã tìm hiểu và chia sẻ đến mọi người. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu giá vốn bán hàng là gì.

Xem thêm:

Nếu bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người để cùng nhau hiểu biết thêm về kiến thức này cũng như tạo một nguồn động lực cho ThuthuatOffice tiếp tục đăng những kiến thức bổ ích nhé.

Là gì -