OKRs là gì? Xây dựng ngay OKRs trong vòng 10 bước!
Đi làm nhiều năm đã bao giờ bạn nghe ai đó nhắc tới OKRs chưa? Hãy cùng ThuthuatOffice tìm hiểu OKRs là gì trong bài đăng này để có thêm những kiến thức mới mẻ và thú vị, hữu ích cho công việc của mình bạn nhé.
Nội Dung Bài Viết
OKRs là gì?
OKRs là viết tắt của từ gì?
OKRs là từ được viết tắt bởi 2 cụm từ trong tiếng Anh đó là: Objective và Key Results. Trong đó,
- Objectives: bạn có thể hiểu ở đây là chỉ mục tiêu, chỉ những điều bạn muốn đạt được
- Key results: là từ chỉ những kết quả chính bạn đã đạt được cho mục tiêu đó
Định nghĩa OKRs là gì?
Tóm lại, với hai cụm từ chính là mục tiêu và kết quả, bạn có thể hiểu khái quát đây chính là một phương pháp quản lý/quản trị bằng những mục tiêu cũng như những kết quả chính. Đây là phương pháp được cả những ông lớn như Google sử dụng cho doanh nghiệp của mình. Nhìn chung, đây là một công cụ để có thể tạo được sự liên kết, sự tham gia của toàn bộ các tổ chức đối với các mục tiêu có thể đo lường được.
Cấu trúc của OKRs là gì?
Phương pháp OKRs được xây dựng dựa trên hai câu hỏi khác nhau.
- Mục tiêu (Objective): Bạn cần làm gì?
- Kết quả then chốt (Key Result): Làm bằng cách nào?
Tức là, Objective chính là mục tiêu của công ty, của phòng ban hoặc cá nhân, còn Key Result lại chính là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu. Hệ thống này được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức đến từng cá nhân, tạo ra mối liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung một chí hướng
Nguyên lý hoạt động của OKRs là gì?
Khác với các nguyên tắc quản lý khác, OKRs có thể nói là được xây dựng dựa trên hệ thống niềm tin với một số yếu tố chính như:
- Tính tham vọng: phần mục tiêu (Objective) luôn được đặt cao hơn ngưỡng năng lực thực sự
- Tính có thể đo lường: phần những kết quả chính sẽ được gắn liền với những con số, hoặc các mốc, các đại lượng có khả năng đo lường
- Tính minh bạch: tất cả mọi thành viên kể cả người đứng đầu công ty hay những người chỉ đang thử việc đều có khả năng theo dõi được OKRs của tổ chức, công ty mình đang làm việc
- Tính hiệu suất: OKRs không được dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Chính những điều này đã tạo nên sự khác biệt của OKRs, khiến nó được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều các tổ chức, công ty hay doanh nghiệp.
So sánh OKRs và KPI
Trước hết, để so sánh giữa OKRs, bạn cần hiểu KPI là gì và OKRs là gì. Nếu chưa nắm rõ về KPI, bạn có thể tìm đọc về nó tại đây.
OKRs và KPI giống nhau ở điểm gì?
Về những điểm giống nhau, căn bản cả 2 đều là những công cụ để đo lường hiệu suất công việc, đều được thể hiện bằng những chỉ số cụ thể, và các chỉ số này có thể đo lường và đánh giá được.
OKRs và KPI khác nhau như thế nào?
Về điểm khác biệt, KPI và OKRs khác nhau rõ ràng nhất ở các điểm như:
- KPI được áp dụng đối với những bộ phận có mục tiêu, công việc có chu kỳ cố định, có thể đo lường được kết quả chính xác. Còn OKR sẽ áp dụng đối với những trường hợp khó đo lường chính xác hơn và hoạt động không theo chu kỳ
- Trọng tâm của mỗi phương thức là khác nhau
- KPI là công việc hàng ngày, còn OKR thì không. Tức là KPI sẽ tác động và phục vụ cho OKRs
Những lợi ích của OKRs là gì?
Với định nghĩa chính của mình, OKRs đem lại 6 lợi ích chính đó là:
- Liên kết nội bộ chặt chẽ: bởi lẽ OKRs kết nối được hiệu suất làm việc của từng cá nhân, từng phòng ban với mục tiêu chung của công ty nên đội ngũ quản trị có thể đảm bảo mọi người đang có chung một định hướng.
- Tập trung vào những vấn đề thiết yếu: mỗi cấp độ sẽ có một mục tiêu riêng biệt nên các bộ phận sẽ có thể tập trung hơn vào những vấn đề quan trọng
- Tăng sự minh bạch: như đã giải thích ở trên, tất cả mọi nhân viên đều có thể thấy được hiệu suất làm việc của công ty, điều này sẽ tạo ra được sự minh bạch
- Trao quyền tới nhân viên: khi đã nắm rõ hoạt động trong công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả công việc.
- Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu: nhờ các chỉ số, OKRs có thể đánh giá được từng cá nhân hay phòng ban đang hoặc đã đạt được bao nhiêu % của mục tiêu
- Đạt kết quả vượt bậc: OKRs cho phép người quản lý lãnh đạo phát huy tối đa khả năng trong công việc, giúp công ty có thể đạt những kết quả ấn tượng.
Cách xây dựng OKRs chuẩn 10 bước theo Mai Xuân Đạt
Ở Việt Nam, Mai Xuân Đạt – Founder SEONGON, là một trong những người tích cực truyền bá OKRs. Ông Đạt cũng chính là người tạo ra website Okrs.vn với mong muốn truyền thông và phổ biến rộng rãi OKRs để ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng OKRs thành công.
Theo Mai Xuân Đạt, để áp dụng được OKRs thì doanh nghiệp và nhân viên nên trải qua 10 bước như sau.
Cách xây dựng OKRs cho doanh nghiệp
Để xây dựng OKRs cho doanh nghiệp của mình, bạn cần đi qua 10 bước cụ thể đó là:
- Bước 1: Thu thập ý tưởng về mục tiêu công ty
Thông thường CEO hoặc ban lãnh đạo công ty sẽ đưa ra các mục tiêu của công ty. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều vấn đề từ góc nhìn của nhân viên mà cấp trên không nắm rõ. Trong bước này doanh nghiệp có thể tổ chức thu thập ý kiến của toàn bộ nhân viên về mục tiêu quý tới của công ty.
- Bước 2: Lựa chọn và công bố mục tiêu công ty
Sau khi đã có được ý tưởng từ toàn bộ nhân viên, đội ngũ lãnh đạo cấp cao cần bàn bạc và lựa chọn ra những điều đáng lưu ý.
- Bước 3: Các thành viên tự xây dựng OKRs nháp của riêng mình
Viết nháp bao giờ cũng sẽ đem lại kết quả chính thức tốt hơn rất nhiều so với việc bạn hoàn toàn bỏ qua việc này. Chính vì vậy mỗi cá nhân ở bước này cần tự suy nghĩ và viết OKRs nháp cho riêng mình.
- Bước 4: Các trưởng nhóm họp liên kết chéo & tinh chỉnh bộ OKRs nháp
- Bước 5: Giám đốc tạo và công bố OKRs chính thức của mình
- Bước 6: Các trưởng nhóm viết bộ OKRs chính thức
- Bước 7: Nhân viên viết bộ OKRs chính thức
- Bước 8: Kiểm tra liên kết chéo trong toàn bộ tổ chức
Vì việc liên kết chéo các bộ OKRs thường rất phức tạp, nếu bạn bỏ quên một người phụ thuộc hoặc một người mà bạn phụ thuộc vào họ rất có thể sẽ ảnh hưởng đến việc liên kết mục tiêu trong toàn bộ tổ chức.
- Bước 9: Kiểm tra chất lượng OKRs
- Bước 10: Công khai toàn bộ OKRs
Vì OKRs có tính minh bạch nên sau khi đã hoàn thành xây dựng OKRs, doanh nghiệp hoặc công ty cần công khai đến toàn bộ nhân viên để tất cả mọi người có thể nắm rõ được về điều này.
Cách xây dựng OKRs cá nhân
Đối với doanh nghiệp thì bạn cần 10 bước để có thể xây dựng nên một OKRs. Còn đối với một cá nhân, thì việc xây dựng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều chỉ với 6 bước cực kỳ đơn giản! Vậy 6 bước để xây dựng OKRs là gì?
- Bước 1: Xác định mục tiêu
- Bước 2: Chuyển đổi mục tiêu sang dạng Objectives
Tức là ở bước này, bạn sẽ biến những mục tiêu của bạn ở bước 1 trở thành những lĩnh vực, những trọng tâm thật chính xác
- Bước 3: Viết nháp các Key Results
Như đã giải thích, Key Results là những bước, những phương pháp để bạn đạt được mục tiêu. Lúc này, bạn cần vạch ra chính xác xem những điều bạn cần làm là gì. Việc này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng định hướng và theo dõi mức độ % hoàn thành công việc
- Bước 4: Lí do bạn muốn đạt được những mục tiêu này
Khi bạn nản lòng, đó là lúc bạn nghĩ đến lí do đã khiến bạn bắt đầu!
- Bước 5: Tìm người bạn đồng hành
Khi có một người bạn đồng hành, % từ bỏ của bạn sẽ thấp hơn rất nhiều so với khi bạn thực hiện công việc đó chỉ với chính bản thân bạn!
- Bước 6: “Check in” 2 – 4 tuần/ lần với bạn đồng hành
Vậy là bạn đã hoàn thành việc tự xây dựng một OKRs cho chính bản thân mình rồi đó!
Mẫu OKRs
Nếu bạn cảm thấy OKRs không biết được đánh giá như thế nào thì dưới đây là 3 mẫu phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo ngay!
Mẫu OKRs nghiên cứu và cải thiện sự hài lòng của khách hàng
KR1: Điểm hài lòng khách hàng (NSP) vượt trên 8.0 NSP
KR2: Nhận 1000 câu trả lời cho khảo sát sự hài lòng của khách hàng
KR3: Thực hiện 50 cuộc phỏng vấn qua điện thoại với khách hàng hàng đầu
KR4: Thực hiện 15 cuộc phỏng vấn qua điện thoại với những khách hàng gần đây
KR5: Trình bày kế hoạch hành động gồm 10 cải tiến cho quý tiếp theo
Mẫu OKRs nghiên cứu và cải thiện sự hài lòng của khách hàng
KR1: Đạt doanh thu hàng quý trên 10 tỷ đồng
KR2: Bắt đầu bán hàng ở 2 thành phố lớn mới và đạt doanh thu quý đầu tiên với tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng
KR3: Tăng tỷ suất lợi nhuận gộp từ 51% lên 68%
Mẫu OKRs tăng doanh thu định kỳ
KR1: Đạt doanh thu định kỳ hàng tháng ($ MRR) là 1 tỷ đồng
KR2: Tăng tỷ lệ hợp đồng hàng tháng so với hợp đồng một lần lên 85%
KR3: Tăng giá trị trung bình hợp đồng ký được lên ít nhất 200 triệu đồng mỗi tháng
Case study áp dụng OKRs thành công tại FPT
Study case là thứ bạn sẽ rất cần để thấy được hiệu quả của một phương pháp hay một cách thức. Vậy study case của OKRs là gì?
Một ví dụ điển hình tại Việt Nam mà bạn có thể thấy tại Việt Nam đó là doanh nghiệp FPT. Với FPT, họ đã áp dụng OKRs lần đầu tiên để hy vọng rằng những nhân viên của họ sẽ có năng suất làm việc tốt hơn, sẽ sáng tạo hơn trong công việc và đem lại nhiều đổi mới tích cực cho phía doanh nghiệp.
Điều này đã tạo nên một kết quả tốt khi bạn có thể thấy rằng hiện nay FPT là một trong những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, sở hữu một đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và cực kỳ sáng tạo.
Xem thêm:
Sau bài đăng này của ThuthuatOffice, OKRs là gì đã nằm gọn trong lòng bàn tay bạn rồi đúng không? Đây quả là một công cụ đo lường cực kỳ hiệu quả đối với những công ty và doanh nghiệp hiện nay! Đừng quên Like, Share bài viết và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên hơn để khám phá thêm nhiều định nghĩa thú vị bạn nhé.
Là gì -THC là phí gì? Tại sao phải nộp phí THC?
VCCI là gì? Đâu là những chức năng và nhiệm vụ của VCCI?
Lợi nhuận ròng là gì? Cách thức tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp
MOQ là gì? Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến MOQ?
NPV là gì? Ưu và nhược điểm của chỉ số này?
Định nghĩa ROS là gì và mọi điều xoay quanh ROS
Mã số thuế là gì? Những quy định về mã số thuế