Hiểu sơ đồ tư duy là gì và áp dụng cực nhanh trong 3 bước
Sơ đồ tư duy là gì? Có thể bạn chưa biết sơ đồ tư, duy đã được công nhận tính hiệu quả trong rất nhiều lĩnh vực, không chỉ giúp con người tăng khả năng ghi nhớ, lưu trữ thông tin mà còn kích thích sự sáng tạo và tư duy khoa học. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Các bước lập sơ đồ tư duy như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của ThuthuatOffice nhé.
Nội Dung Bài Viết
Khái niệm sơ đồ tư duy là gì?
Đầu tiên hãy cùng đi trả là câu hỏi sơ đồ tư duy là gì? Về cơ bản thì đây là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu giữ, sắp xếp và xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông tin bằng cách sử dụng từ hay hình ảnh then chốt hoặc gợi nhớ nhằm làm “bật lên” những ký ức cụ thể và phát sinh các ý tưởng mới.
Mỗi chi tiết gợi nhớ trong Sơ đồ tư duy là chìa khóa khai mở các sự kiện, ý tưởng và thông tin, đồng thời khơi nguồn tiềm năng của bộ não kỳ diệu.
Sơ đồ tư duy là gì trong tiếng Anh?
Một sơ đồ tư duy học Tiếng Anh là công cụ mang tính chiến lược giúp bạn xây dựng lộ trình học tập. Sử dụng sơ đồ, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về việc học Tiếng Anh. Hệ thống hóa các vấn đề liên quan để có chiến lược học tập hiệu quả nhất.
Bạn có tham khảo nội dung như sau: Mục tiêu học là gì? (giao tiếp, học thuật,…), Phương pháp học như thế nào?, Học ở đâu?, Tài liệu học tập gồm những gì? Tùy vào trình độ hiện tại của bạn để thiết lập các nội dung cần thiết và thêm vào những điểm lưu ý riêng.
Những nguyên tắc cơ bản để học hiệu quả với sơ đồ tư duy
Không có một khuôn mẫu cố định cho việc tạo lập sơ đồ tư duy Tiếng Anh. Tuy nhiên, cần lưu ý một vài nguyên tắc cơ bản để phát huy tối đa hiệu quả của công cụ quyền lực này.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ. Nên sử dụng nhánh cong cho các ý tưởng, ghi chú nội dung rõ ràng
- Phân biệt rõ ràng nhánh chính, nhánh phụ
- Sử dụng từ khóa cho mỗi nhánh
- Mã hóa bằng màu sắc cho các nhánh
Tư duy trực quan sơ đồ là gì?
Tiếp đến sẽ là tư duy sơ đồ trực quan là gì? Tư duy trực quan sơ đồ được hiểu là loại tư duy mà việc giải quyết vấn đề dựa vào các hình ảnh của sự vật, hiện tượng. Đây là lối tư duy sáng tạo giúp bạn có nhiều ý tưởng và tạo sự chủ động trong cuộc sống.
Đặc điểm của tư duy trực quan hình tượng là sự quan sát trực tiếp đối tượng không dẫn ngay đến hành động mà trở thành hình ảnh của đối tượng ấy trong óc của người quan sát. Tiếp đó, người quan sát dùng chúng để hình dung trong đầu những tình huống vấn đề và những thay đổi của nó.
Nhờ vậy, các đối tượng lúc này được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau và tạo nên những tổ hợp mới về các đối tượng và về các tính chất của chúng. Đặc điểm này cho ta thấy tư duy trực quan sơ đồ trên thực tế không khác gì với trí tưởng tượng.
Bất kỳ ai sinh ra cũng có khả năng tư duy sáng tạo, nhưng nếu không hành động thì khả năng đó sẽ mất dần theo thời gian. Vì vậy, việc tư duy trực quan hình tượng là cách bạn vận động trí óc tư duy sáng tạo.
Bạn có thể thử ngầm trong đầu suy nghĩ về nhiều vấn đề, sự vật, hiện tượng có thật dựa trên hình ảnh biểu tượng mà không cần trực tiếp tiếp xúc. Từ đó, tìm ra các phương pháp giải quyết công việc của bạn như thế nào nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất.
Kỹ thuật dạy học sơ đồ tư duy là gì?
Vậy kỹ thuật dạy học sơ đồ tư duy là gì? Đó là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì giúp giáo viên và HS trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ,…
Cách tiến hành cụ thể như sau:
– Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm/chủ đề/nội dung chính.
– Trung tâm sẽ được phát triển nối với các từ khóa/tiểu chủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh chính (thường tô đậm nét).
– Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay từ khóa/tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh, có thể thêm các hình ảnh hay các kí hiệu cần thiết).
– Việc phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm/nội dung/vấn đề liên quan luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về khái niệm/nội dung/chủ đề trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
– Trên mỗi nhánh chỉ viết 1 hoặc 2 từ khóa; có thể viết rất nhanh và khi đọc lại, não sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin.
– SĐTD có thể thể hiện dưới các dạng khác nhau nhưng vẫn đảm bảo cấu trúc gồm chủ đề chính liên kết với các nhánh nhỏ (tiểu chủ đề cấp 2),…Giáo viên nên thường xuyên cho HS sử dụng SĐTD khi làm việc nhóm và làm việc cá nhân để hệ thống kiến thức đã học trong môn học. SĐTD cũng giúp HS và giáo viên tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các phần mềm SĐTD trên máy tính.
Ứng dụng của sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:
- Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề;
- Trình bày tổng quan một chủ đề;
- Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
- Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;
- Ghi chép khi nghe bài giảng.
Lợi ích sơ đồ tư duy là gì?
Điểm cộng lớn nhất cho sơ đồ tư duy đẹp sáng tạo là giúp cho bạn nâng cao hiệu quả làm việc, tăng tính sáng tạo và tư duy khoa học. Sơ đồ tư duy là công cụ khá hoàn hảo cho bạn giúp tăng hiệu suất làm việc, lên kế hoạch và ý tưởng khoa học, hợp lý hơn. Bạn dễ dàng xác định được mối liên hệ của các thông tin, dữ liệu, cải thiện năng lực ghi nhớ.
Sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp hữu hiệu để bạn phác thảo những ý tưởng độc đáo, những tư duy sáng tạo trong điều kiện thời gian bị hạn chế. Đây cũng là phương pháp cực kỳ tốt để bạn có thể sắp xếp những ý tưởng và xâu chuỗi chúng lại trong các mối liên hệ nhất định.
Bên cạnh đó, sử dụng màu sắc và những hình ảnh sinh động kết hợp với các từ khóa quan trọng trong “tấm bản đồ vạn năng” là điều kiện cần thiết để tăng cường lưu trữ thông tin. Chắc chắn rằng, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ tạo điều kiện cho bạn ghi nhớ bài học tốt hơn rất nhiều.
Nhược điểm sơ đồ tư duy là gì?
Cũng giống như những công cụ hay những phương pháp ghi nhớ khác, sơ đồ tư duy cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Mặc dù, khi bàn về sơ đồ tư duy, phần lớn là những ưu điểm vượt trội cho cả người học và người lao động.
Tuy nhiên, cũng không thể không nhắc đến những nhược điểm của sơ đồ tư duy:
- Sử dụng sơ đồ tư duy có khả năng sẽ gây khó khăn cho những người có lối suy nghĩ rất logic. Với những người có lối suy nghĩ logic như vậy, họ hầu như khó tin vào những mặt trực quan, và trong suy nghĩ của họ phương pháp này hoàn toàn không khả thi.
- Sơ đồ tư duy giống như một văn bản được người xây dựng mã hóa lại bằng những từ khóa, những mối liên kết. Tình huống có thể xảy ra là trong một số trường hợp nếu như bạn không trực tiếp là người vẽ sơ đồ tư duy bạn sẽ gặp khó khăn trong việc giải mã sơ đồ tư duy.
Tuy sơ đồ tư duy tồn tại một số nhược điểm như đã nêu ở trên, nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận được một thực tế rằng sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của bạn.
Cách lập sơ đồ tư duy?
Bước 1: Xác định từ khóa
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm
- Bước này các bạn sẽ sử dụng một tờ giấy trắng đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
- Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề, do đó, bạn nên vẽ chủ đề to cỡ 2 đồng xu 5000đ.
Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
- Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
- Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm.
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …
- Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2, 3 để tạo ra sự liên kết.
- Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho Mind Map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng
- Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.
Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa
Bạn có thể “hí hoáy” thêm một vài hình ảnh minh họa đơn giản để sơ đồ thêm sinh động. Bạn cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.
Cách sử dụng sơ đồ tư duy?
Có thể bạn nên tham khảo vài lời khuyên sau:
- Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc. Bạn có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian.
- Nếu bạn thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, sao bạn không thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó? – Rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
- Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.
- Khi bạn sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
- Nếu trên mỗi nhánh bạn viết đầy đủ cả câu thì như vậy bạn sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não của bạn sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh. Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh bạn chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi. Khi đó, bạn sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của bạn sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn.
- Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi (dù là thi thạc sĩ, học cao học, on thi cao học đều sử dụng tốt).
Ví dụ như bạn muốn lập sơ đồ tư duy cho một tuần làm việc, hãy vẽ chủ đề trung tâm tuần sau vào giữa trang giấy trắng. Từ chủ đề bạn vẽ 7 nhánh lớn là thứ 2, thứ 3…cho đến chủ nhật, mỗi nhánh một màu.
Rồi từ mỗi thứ, bạn lại vẽ các nhánh nhỏ là các công việc bạn định làm trong thứ đó, mỗi công việc lại triển khai ra các ý chi tiết hơn như bạn định làm việc đó với ai (Who), ở đâu (Where), bao giờ (When), bằng cách nào (How)…
Cứ như vậy bạn sẽ có được trên cùng một trang giấy các công việc bạn định làm trong một tuần, và cái hay của sơ đồ tư duy ở chỗ là nó giúp cho bạn có cái nhìn tổng thể, không bỏ sót các ý tưởng; từ đó bạn có thể dễ dàng đánh số thứ tự ưu tiên các công việc trong tuần để sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả và hợp lý hơn so với một quyển sổ liệt kê các công việc thông thường.
Và trên đây là những chia sẻ của ThuthuatOffice về sơ đồ tư duy là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác dưới đây:
Mong rằng những giải đáp về sơ đồ tư duy ở trên sẽ có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ dành riêng cho dân văn phòng nhé.
Là gì -Giải đáp lương khoán là gì cực chi tiết, dễ hiểu trong 3s
HRM là gì? 7 điều bạn cần biết về HRM để tinh khôn ở công sở
Giải đáp hoạch định là gì cực chi tiết chỉ trong 1 nốt nhạc
3 bước để nắm rõ quản trị là gì và cách áp dụng cực dễ hiểu
Công ty đại chúng là gì? Những điều bạn cần biết về công ty đại chúng
5S là gì? Bí mật trong cách làm việc hiệu quả của người Nhật
Nắm rõ JD là gì và 5 điều bạn nên biết về JD khi đi xin việc