CAGR là gì? Ý nghĩa của CAGR trong kinh tế
Đối với những người làm về lĩnh vực kinh tế thì có thể đã quen thuộc với thuật ngữ CAGR. Đây được xem là một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng khá nhiều trong nền kinh tế. Và đặc biệt với những người thường xuyên tiếp xúc với công việc phân tích các chỉ tiêu tài chính. Vậy cùng ThuthuatOffice tìm hiểu xem CAGR là gì nhé?
Nội Dung Bài Viết
CAGR là viết tắt của từ gì?
CAGR là viết tắt của Compounded Annual Growth Rate, có nghĩa là tốc độ tăng trưởng hàng năm kép. Chúng là thuật ngữ sử dụng trong hoạt động kinh doanh, kế toán và đầu tư. Biểu thị cho thu nhập đầu tư thường niên trong một thời kỳ nhất định.
Theo cách dễ hiểu thì CAGR được sử dụng để đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư khi bạn thực hiện đầu tư một khoản tiền vào dự án nào đó. Và trong thời gian nhất định sẽ được biểu hiện dưới dạng số tương đối (tính bằng phần trăm %).
Thông thường các chỉ số này sẽ được đo bằng tỷ lệ phần trăm từ thông số của 2 năm liên tiếp. Khi CAGR càng lớn thì dự án bạn đầu tư hoạt động càng phát triển. Với các nhà quản trị, chỉ số sẽ giúp họ đưa ra các chiến lược phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp.
Compound rate là gì?
Compound Rate hay còn gọi là Lãi Suất Kép. Là tái đầu tư lãi, sau khi sinh lời, lãi đó được dồn vào tiền vốn để tiếp tục cho một chu kỳ đầu tư tiếp theo. Khi vốn gửi càng nhiều thì lãi lại càng cao hơn ở những giai đoạn kế tiếp.
YOY là gì?
YOY được định nghĩa là chỉ số so sánh kết quả tài chính trong cùng một khoản thời gian. Thuật ngữ này được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán. YOY trong tiếng anh có nghĩa là Year Over Year.
Với chỉ số YOY, ta có thể quan sát được sự tăng trưởng hay đi xuống của công ty, tổ chức hoặc cả nền kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian nào đó.
Sự khác nhau giữa Growth Rate và CAGR là gì?
CAGR tương đối đơn giản và chỉ đòi hỏi ba đầu vào chính: giá trị bắt đầu, giá trị kết thúc và khoảng thời gian đầu tư. CAGR cao hơn lợi nhuận trung bình bởi vì nó sẽ xem xét giả định rằng một khoản đầu tư được kết hợp theo thời gian.
Một hạn chế là nó sẽ giả định sự trở lại suôn sẻ trong khoảng thời gian được đo lường, chỉ tính đến giá trị ban đầu và giá trị cuối cùng khi thực tế đầu tư thường có những thăng trầm ngắn hạn. Thường CAGR cũng bị thao túng bởi vì người tính nó và không phải là một phần của phép tính.
Đối với Growth rate, trong thống kê là chỉ tiêu tương đối phản ánh nhịp điệu tăng hoặc giảm của hiện tượng qua thời gian và biểu hiện bằng số lần hoặc số phần trăm. Nó được tính bằng cách so sánh lượng tăng tuyệt đối giữa hai thời kì với mức độ của thời kì được chọn làm gốc so sánh.
Công thức của CAGR là gì?
Trong công thức:
- Ending Value là kết quả cuối kỳ
- Beginning Value là kết quả đầu kỳ
- “n” là số năm chênh lệch giữa các năm so sánh.
Để tính được các chỉ số này, bạn phải có được những thông số liên quan:
- giá vốn đầu tư phải bỏ ra
- số tiền thu về sau dự án
- số năm triển khai dự án ( tính từ lúc đầu tư cho đến lúc hoàn vốn)
Hiện nay, đối với các dự án thường gặp phải một vấn đề chung là: không có tính minh bạch. Cho nên, đối với nhà đầu tư người nghiên cứu rất khó để biết chính xác mức độ thành công, hoàn vốn của một công trình. Đặc biệt là xuất hiện những công ty ma thường xuyên khai khống số liệu để làm người đầu tư bị mắc bẫy.
Cách tính CAGR trong Excel
Hiện nay trên Excel hiện nay đã hỗ trợ công cụ tính toán CAGR. Sau đây là các bước để tính CAGR trên Excel:
Bước 1: Nhập dữ liệu vào bảng tính bao gồm năm, kết quả tương ứng được nhắc đến và một cột kết quả CAGR. Tại ô đầu tiên của cột CAGR, nhập công thức tính ở trên vào bảng sau đó nhấn enter. Cuối cùng thu được kết quả của tốc độ tăng trưởng kép của năm thứ hai so với năm thứ nhất.
Bước 2: Khi có kết quả cho năm so sánh, kéo thả xuống để thực hiện công thức tính cho cả cột. Ở đây thường thấy CAGR được biểu hiện dưới dạng phần trăm, nhưng kết quả nhận được lại ở dạng số thập phân và cần phải đổi sang %.
Bước 3: Trên thẻ Home chọn biểu tượng phần trăm (%), nhấp chuột vào đó, kết quả cuối cùng được định dạng ở dạng phần trăm.
CAGR ví dụ
Chúng ta xét ví dụ:
Nếu bạn đầu tư 100$ và lãi 5% trong năm đầu tiên và sau đó bạn lại đầu tư 105$ và lãi 8% trong năm thứ 2 này thì tỷ lệ lãi gộp là 6,489%. Phương pháp tính như sau:
100$ * 1.05 * 1.08 = 113.4$. Đây là kết quả có được sau năm thứ 2.
Lãi trung bình là :
Căn bậc 2 của (113,4/100 – 1) = 0,06489 hay 6,489%.
Chú ý:
- Nếu chúng ta có 3 kỳ gộp lại thì ta sẽ tính theo căn bậc 3
- Nếu tỷ lệ lãi đúng 6,489% trong cả 2 kỳ thì sẽ có: 100$ * 1.06489 * 1.06489 = 113,4$
- Ví dụ nhằm đến khoản thu hồi nhưng CAGR có thể được áp dụng để tính tiền lãi, tốc độ tăng trưởng GDP, v.v…
Ý nghĩa của chỉ số CAGR là gì?
Một chỉ số CAGR sẽ bao gồm ý nghĩa. Cùng theo dõi những ý nghĩa của chỉ số CAGR là gì?
CAGR có giá trị càng cao thì càng được đánh giá tốt Cho nên nhà đầu tư sẽ có khả năng cao để hoàn vốn trong quá trình thực hiện đầu tư dự án. Có thể nói điều này là bất kì mong muốn nào của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, khi tỷ lệ tăng trưởng kép càng cao thì càng chứng tỏ được dự án này là khả thi và có chất lượng, tính thực tế trong cuộc sống. Chắc chắn các nhà nhà đầu tư sẽ nhanh chóng hoàn vốn lại cho mình.
Khi nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng kép, các nhà phân tích và đầu tư có thể quan sát được xu hướng phát triển của dự án.
- CAGR thấp thì nhà đầu tư cần điều chỉnh lại phương thức hoạt động của dự án sao có phù hợp.
- CAGR cao sẽ là điều kiện để nhà đầu tư tiếp tục với kế hoạch của mình. Cùng lúc đó kết hợp những phương thức khác để cho phương án trở nên hoàn hảo hơn.
Hạn chế khi sử dụng CAGR là gì?
CAGR đủ đơn giản để có thể tính bằng tay. Thế nhưng, những dự án đầu tư và dự án phức tạp hơn hoặc những dự án có nhiều dòng tiền và dòng chảy khác nhau sẽ không sử dụng được CAGR. Vậy hạn chế khi sử dụng CAGR là gì?
CAGR giúp khung lãi suất đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Nó có lợi ích của nó, nhưng có những hạn chế nhất định mà các nhà đầu tư cần phải được nhận thức.Với nhiều dòng tiền mặt, CAGR thường không được coi là tốt nhất.
Xem thêm:
ThuthuatOffice đã chia sẻ cho các bạn biết CAGR là gì và ý nghĩa của CAGR trong kinh doanh như thế nào. Đừng quên Like và Share bài viết này đến với mọi người nhé.
Là gì -Ủy nhiệm chi là gì và những điều bạn chưa hề biết về lệnh chi này
CIO là gì? Trách nhiệm, vai trò và cách để trở thành một CIO chuyên nghiệp mà chắc hẳn nhiều người chưa biết
COA là gì? Tại sao khi kiểm tra chất lượng sản phẩm lại cần có COA?
Lợi nhuận gộp là gì và 7 kiến thức liên quan cần biết
DDU là gì? Những điều cần biết về hình thức giao hàng DDU
GMV là gì? Giải đáp những thông tin cần biết về chỉ số GMV
Trình độ chuyên môn là gì? 1 số điều bạn cần biết về trình độ chuyên môn