GMV là gì? Giải đáp những thông tin cần biết về chỉ số GMV

Là một trong những thuật ngữ kinh doanh vô cùng quan trọng, tuy nhiên, chỉ sau khi xuất hiện và được nhắc đến nhiều trong chương trình Shark Tank thì GMV mới được nhiều người biết đến và tìm kiếm. Vậy thì GMV là gì, ảnh hưởng của nó đến các công ty công nghệ và thương mại điện tử như thế nào, tất cả sẽ có trong bài chia sẻ dưới đây của ThuthuatOffice. Bắt đầu thôi.

Nội Dung Bài Viết

GMV là gì?

GMV viết tắt của từ gì?

Đầu tiên hãy tìm hiểu xem GMV là gì nhé. GMV là viết tắt của Gross Merchandise Value/Gross Merchandise Volume hay còn được hiểu với nghĩa là tổng giá trị hàng hóa hay tổng giá trị giao dịch. Đây là một thuật ngữ thường được sử dụng chủ yếu trong thương mại điện tử.

GMV là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản GMV là tổng giá trị hàng hóa được bán trong một khoảng thời gian nhất định, được tính bằng đơn vị tiền tệ USD thông qua các website online nhằm mục đích trao đổi, mua bán giữa các khách hàng với nhau.

Ví dụ của GMV

Sau khi đã hiểu được cơ bản về GMV là gì thì dưới đây sẽ là ví dụ về nó. Một ví dụ đơn giản và dễ hiểu nhất về GMV mà ThuthuatOffice muốn giới thiệu cho bạn như sau.

Theo như khái niệm thì GMV của các công ty bán lẻ thương mại điện tử chính là giá bán được tính cho khách hàng nhân với số lượng hàng bán ra.

Vì vậy, nếu một công ty linh kiện điện tử bán được 20 linh kiện với giá 100 USD/cái thì GMV sẽ là 2.000 USD.

Một số lưu ý về khái niệm GMV

Để hiểu một cách toàn diện về khái niệm GMV thì hãy cùng nhau đi tìm hiểu những lưu ý có liên quan đến chỉ số này nhé.

GMV hay còn được hiểu là tổng giá trị hàng hoá chính là một chỉ số đề cập đến khối lượng hàng hóa được bán thông qua các nền tảng thương mại điện tử nhất định giữa khách hàng với khách hàng (C2C: customer-to-customer).

Cần biết rằng tổng giá trị hàng hóa sẽ được tính trước khi khấu trừ đi các khoản chi phí liên quan khác.

GMV là gì?

GMV là một thước đo sự tăng trưởng của doanh nghiệp hoặc việc sử dụng một nền tảng để bán lại các sản phẩm được sở hữu bởi người khác thông qua hình thức ký gửi.

Việc phân tích sự thay đổi của chỉ số GMV qua các thời kỳ sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá, phân tích và có những quyết định thay đổi đúng đắn về tình hình tài chính của chính doanh nghiệp đó.

GMV sử dụng trên web thương mại điện tử

Đối với một trang web thương mại điện tử, GMV cũng chiếm một vị trí khá quan trọng, vì nó cho thấy nhiều thông tin cần thiết.

Đầu tiên phải kể đến, GMV được dùng như là thước đo về toàn bộ khối lượng hàng hóa được bán trên trên toàn bộ trang web đó và là một thước đo hiệu suất cũng như tình trạng hiện tại của eBay như một thị trường.

Thứ hai, GMV được tham khảo chính làm chỉ số về tổng doanh thu bán hàng của một người bán trong khoảng thời gian nhất định.

GMV Shopee là gì?

Có thể nói, Shopee hiện đang là một trang thương mại điện tử lớn và rất có sức ảnh hưởng đối với con người hiện đại.

Đối với người kinh doanh, người bán hàng trên nền tảng Shopee thì ngoài những chỉ số như số lượt xem, lượt click hay thứ hạng trung bình thì khái niệm GMV/Expense cũng là một trong những chỉ số rất quan trọng.

GMV là gì?

 

GMV/Expense chính là doanh thu trên chi phí quảng cáo, G/E càng cao càng tốt.

GMV được hiểu là tổng giá trị của tất cả các đơn hàng ở tất cả các tình trạng giao hàng = Delivered – đơn hàng thành công + Cancel – đơn hàng bị hủy + Failed Delivered – đơn hàng thất bại + Return – đơn hàng bị trả lại.

Ý nghĩa của GMV là gì?

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp xem GMV như một thước đo tài chính, cung cấp các thông tin về sự tăng trưởng hay giảm đi của doanh nghiệp bán lẻ theo mỗi quý, mỗi năm như thế nào.

GMV cho biết số lượng sản phẩm được bán ra cũng như số tiền doanh thu được tạo ra từ việc kinh doanh sản phẩm đó. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng chỉ số này không nói lên doanh thu ròng hoặc số lượng bán ra thực tế của sản phẩm.

Giá trị GMV trong đó đã bao gồm luôn cả các chi phí tích lũy như chi phí marketing, chi phí giao hàng, chi phí giảm giá, đổi trả hàng hoá.

Có thể hiểu đơn giản thì các nhà bán lẻ đôi khi không phải là nhà sản xuất ra sản phẩm nên việc tính toán tổng khối lượng hàng hóa (GMV) sẽ giúp cho đơn vị đó có cái nhìn toàn diện về hiệu suất, doanh thu hiện tại.

GMV là gì?

Tầm quan trọng của GMV trong Marketing hiện nay

Tiếp theo ThuthuatOffice sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của chỉ số GMV là gì trong marketing hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Như trên chúng ta cũng đã biết được chỉ số GMV có thể giúp cho doanh nghiệp có thể tính trước các khoản bị khấu hao chi phí trong quá trình hoạt động. Từ đó có thể làm rõ được các thông tin để đo lường được sự tăng trưởng của sàn thương mại điện tử theo hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

Đối với các sàn thương mại điện tử, các nhà bán lẻ thường sẽ sử dụng chỉ số này để có thể giúp cho họ có được cái nhìn tổng quát về hiệu suất của các mặt hàng đang kinh doanh.

Cách tính GMV cụ thể

Để có thể tính toán chỉ số GMV là gì trong lĩnh vực thương mại điện tử, các công ty có thể áp dụng theo công thức sau:

GMV = giá của một sản phẩm x tổng số lượng của sản phẩm đó

Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp kinh doanh online với sản phẩm thời trang bán ra thị trường bộ sưu tập với mức giá 20 USD/ sản phẩm với số lượng 200 sản phẩm. Chỉ số GMV sẽ được tính toán theo công thức như sau: GMV = 20 x 200 = 4.000 USD.

Trong đó:

GMV là gì?

Nhược điểm của việc sử dụng GMV

Chỉ số GMV chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt động định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ số này cũng tồn tại một số nhược điểm như:

Trên thực tế có thể thấy, GMV không thực sự phản ánh được lợi nhuận của doanh nghiệp mặc dù nó đại diện cho tổng giá trị hàng hóa bán trên sàn thương mại điện tử C2C.

Xem xét về góc độ kinh tế, GMV chính là một con số thô và không cung cấp được nhiều thông tin về giá trị của các mặt hàng đã được bán ra, vì nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bất kì chi phí nào bởi nhà bán lẻ.

Ngoài ra, GMV không bao gồm các chi phí như ưu đãi khách hàng, giảm giá, phí đổi trả, hoặc lưu giữ hàng tồn,…

Xem thêm:

Qua bài viết trên của ThuthuatOffice, hy vọng các bạn đã hiểu rõ được khái niệm GMV là gì và tầm quan trọng của chỉ số này trong marketing hiện nay. Hãy Like, Share cũng như thường xuyên ghé thăm ThuthuatOffice để có thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.

Là gì -