Tìm hiểu ngay câu trả lời cho câu hỏi KCS là gì?
Bạn đã bao giờ biết KCS là gì chưa? Đây là một cụm từ khá phổ biến đối với hầu hết các doanh nghiệp, xí nghiệp hay nhà máy. Nếu bạn cũng đang băn khoăn không biết câu trả lời cho câu hỏi này thì chần chừ gì mà chưa đọc ngay bài viết này của ThuthuatOffice?
Nội Dung Bài Viết
KCS là gì?
KCS là các chữ cái đầu viết tắt của 3 từ: Kiểm tra (K) – Chất lượng (C) – Sản phẩm (S). Những nhân viên KCS sẽ phụ trách việc kiểm tra chất lượng của các sản phẩm được sản xuất ra, đảm bảo những sản phẩm này tuân thủ mọi mặt về quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ và đáp ứng trọn vẹn yêu cầu về mặt chất lượng.
Trong tiếng Anh, KCS tương đương nghĩa với vị trí QC. Ngoài ra, một định nghĩa khác cũng liên quan tới KCS mà bạn nên biết là Quality Assurance, tức là đảm bảo chất lượng.
QC là gì?
QC là từ viết tắt của Quality Control – Nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm. Nếu ở Việt Nam, vị trí này được gọi là KCS thì tại nước ngoài, những nhân viên làm nhiệm vụ kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ là bộ phận QC.
KCS trong các ngành
KCS trong xây dựng là gì?
Trong lĩnh vực xây dựng, nhân viên làm trong bộ phận KCS là những người chịu trách nhiệm chính về mặt chất lượng của công trình. Họ cần kiểm tra và đánh giá từng công đoạn, bộ phận của quá trình thi công để đảm bảo tất cả đều đáp ứng yêu cầu kĩ thuật đã đề ra.
Để dễ hình dung, bạn có thể hiểu hầu hết công việc của KCS trong xây dựng đều có tính phức tạp cao, họ cần lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào, tính toán định mức sử dụng cho các nguyên liệu đó, sử dụng nguyên liệu hiệu quả trong quá trình thi công… Họ cũng cần đôn đốc công nhân thực hiện tốt quy định về an toàn lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với môi trường và xã hội.
KCS thủy sản là gì?
Tương tự như vị trí của KCS trong các lĩnh vực khác, KCS trong lĩnh vực thủy sản cũng chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất.
Công việc của họ trong mỗi doanh nghiệp thường sẽ khác nhau, nhưng thường thấy nhất sẽ là giám sát công nhân, quản lý quy trình sản xuất, xuất khẩu và kiểm tra chất lượng sản phẩm, báo cáo tiến độ sản xuất.
KCS ngành may mặc?
Trả lời cho câu hỏi KCS là gì với ngành may mặc, bạn có thể hiểu họ làm công việc tại vị trí kiểm hàng – phụ trách giám sát công nhân, nhân viên cũng như kiểm tra chất lượng các sản phẩm sau khi hoàn thành trước khi giao cho khách hàng hay phân phối tiêu thụ.
Họ cũng cần phải nắm chắc kỹ thuật trong hầu hết các quy trình để là người hướng dẫn cho các nhân viên khác. Vì thế, công việc của KCS mang một trách nhiệm rất quan trọng đến lĩnh vực này.
Công việc của một nhân viên KCS
Tùy vào loại hình của doanh nghiệp mà nhân viên bộ phận KCS lại có một công việc khác nhau. Nhìn chung, công việc ở bộ phận này thường sẽ là:
- Kiểm soát chất lượng hàng nhập và xuất khẩu theo quy trình chuẩn mực do chính công ty đề ra.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm khi hoàn thành.
- Xử lý các sự cố, nguyên nhân, xử lý các vấn đề liên quan khác phát sinh trong sản xuất.
- Theo dõi các số liệu xuất và nhập ra khỏi xưởng sản xuất.
- Hiểu rõ nguồn gốc các nguyên vật liệu nhập vào các nhà máy, xí nghiệp, xuất xứ, giá cả.
- Phân công bảo quản hàng hóa theo đúng quy trình, lô sản xuất, đảm bảo về mặt chất lượng và thời gian xuất nhập hàng.
- Lập các bảng thống kê và số liệu, phân tích các nguồn nguyên liệu nhập.
Những yếu tố cần có một nhân viên KCS?
Để trở thành một nhân viên KCS, bạn cần có những yếu tố dưới đây:
- Có kiến thức nền tốt, có bằng cấp liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp tuyển dụng (chẳng hạn: may mặc, thủy sản,…).
- Có khả năng đọc được các tài liệu kỹ thuật liên quan đến ngành hàng sản xuất.
- Có khả năng làm việc độc lập, tự giác – chủ động – linh hoạt trong quá trình làm việc.
- Có khả năng làm việc nhóm.
- Trung thực, cẩn thận. hạn chế sai sót và đảm bảo hiệu quả công việc một cách tốt nhất.
- Thành thạo kỹ năng sử dụng tin học văn phòng.
- Ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến.
Mức lương của nhân viên KCS như thế nào?
Với thị trường công việc hiện nay, mức lương của nhân viên trong bộ phận KCS dao động trong khoảng 7 – 15 triệu đồng/tháng. Con số này phụ thuộc vào tùy ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp nơi họ làm việc.
Làm việc càng lâu năm, có càng nhiều kinh nghiệm thì sẽ càng nhận được mức thu nhập cao hơn. Không chỉ có lương cứng mà còn có rất nhiều những khoản phụ cấp khác như: chuyên cần, xăng xe, nhà trọ, thâm niên, nuôi con nhỏ, thưởng lễ Tết…
Học KCS ở đâu?
Nếu muốn làm trong lĩnh vực KCS, bạn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn của rất nhiều những tổ chức đào tạo khác nhau trên toàn quốc. Đây là ngành không có bằng cấp KCS cụ thể mà sẽ tùy thuộc vào những yêu cầu khác nhau từ các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nào.
Do đó, khi tham gia các khóa học, bạn sẽ được học và bổ sung các kiến thức về cách quản lý, quy trình công việc, còn lại bạn sẽ cần học dựa trên tình hình thực tế và công việc tại doanh nghiệp.
ThuthuatOffice cũng đã có rất nhiều những bài đăng giúp bạn giải nghĩa các định nghĩa khác mà bạn có thể tham khảo:
Đừng quên Like, Share bài viết nếu bạn đã trả lời được câu hỏi KCS là gì sau bài đăng này nhé! Ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên hơn và bạn sẽ được khám phá thêm rất nhiều định nghĩa thú vị.
Là gì -CAGR là gì? Ý nghĩa của CAGR trong kinh tế
Ủy nhiệm chi là gì và những điều bạn chưa hề biết về lệnh chi này
CIO là gì? Trách nhiệm, vai trò và cách để trở thành một CIO chuyên nghiệp mà chắc hẳn nhiều người chưa biết
COA là gì? Tại sao khi kiểm tra chất lượng sản phẩm lại cần có COA?
Lợi nhuận gộp là gì và 7 kiến thức liên quan cần biết
DDU là gì? Những điều cần biết về hình thức giao hàng DDU
GMV là gì? Giải đáp những thông tin cần biết về chỉ số GMV